Các loại bảng thống kê

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 68 - 69)

Căn cứ theo kết cấu của phần chủ đề, có thể chia làm ba loại bảng thống kê: bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

3.1. Bảng giản đơn

Bảng giản đơn là loại bảng thống kê, trong đó phần chủ đề có thể liệt kê các đơn vị tổng thể, tên gọi các địa phương hoặc các thời gian khác nhau của quá trình nghiên cứu. Ví dụ có bảng giản đơn sau:

Bảng 5.2. Các chỉ tiêu biến động dân số năm 2014 của các xã trong huyện A

Xã Số dân bình quân Số phụ nữ 15-49 tuổi Số sinh trong năm

A (1) (2) (3) Thống Nhất 12.320 3.080 175 Dân Chủ 16.525 4.862 236 …. …. …. …. Cộng …. …. …. 3.2. Bảng phân tổ

Bảng phân tổ là loại bảng thống kê, trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó. Bảng phân tổ là kết quả của việc phân tổ thống kê. Ví dụ như bảng phân tổ số hộ dân của một địa phương theo số nhân khẩu trong gia đình (bảng 5.2). Bảng phân tổ cho ta thấy rõ các

63

loại hình kinh tế xã hội tồn tại trong bản thân hiện tượng nghiên cứu, nêu lên kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng; trong nhiều trường hợp còn giúp ta phân tích được mối liên hệ giữa các hiện tượng.

3.3. Bảng kết hợp

Bảng kết hợp là loại bảng thống kê, trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân tổ theo hai, ba... tiêu thức kết hợp với nhau. Ví dụ:

Bảng 5.3. Bảng phân tổ số dân Việt Nam năm 2012, theo khu vực và giới tính

Đơn vị tính: 1.000 người

Tổng số Nam Nữ

Toàn quốc 88.526,9 47.792,1 44.734,8

Trung du và miền núi phía bắc 11.376,2 5.669,6 5.706,6

Đồng Bằng sông Hồng 20.146,8 9.958,0 10.188,8

Bắc Trung bộ và Duyên Hải

miền trung 19.123,4 9.466,2 9.657,2

Tây Nguyên 5.338,4 2.720,4 2.618,0

Đông Nam bộ 15.155,1 7.329,7 7.825,4

Đồng bằng sông Cửu Long 17.386,8 8.648,0 8.738,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2012- Kết quả chủ yếu

Loại bảng kết hợp như trên giúp ta nghiên cứu được sâu sắc bản chất của hiện tượng, đi sâu vào kết cấu nội bộ của hiện tượng, thấy rõ mối quan hệ giữa các tổ, bộ phận của hiện tượng trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)