Phương pháp tính số trung vi ̣

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 38 - 48)

4. Số trung vị (Me)

4.2. Phương pháp tính số trung vi ̣

Để tính số trung vị, trước hết ta phải sắp xếp các đơn vị trong dãy số theo thứ tự lượng biến tăng dần hoặc giảm dần, rồi tính toán theo hai trường hợp sau:.

Với tài liệu phân tổ không có khoảng cách tổ, trung vị sẽ là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí thứ m+1, nếu số đơn vị tổng thể lẻ (n = 2m + 1, trong đó n là tổng số đơn vị của dãy số), tức là lượng biến xm+1. Giả sử có tuổi của 9 người lần lượt là: 30, 41, 26, 19, 28, 22, 31, 38 và 33. Tính tuổi trung vị của 9 người này, ta phải sắp xếp lại theo thứ tự tuổi tăng dần là: 19, 22, 26, 28, 30, 31, 33, 38 và 41. Trong dãy số, n = 9 và m = (n-1)/2 = 4, vậy Me là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí thứ 5 trong dãy. Ta có:

Me = xm+1 = x5 = 30 tuổi.

Nếu số đơn vị tổng thể chẵn (n = 2m), số trung vị Me sẽ là trung bình cộng giản đơn giữa lượng biến của hai đơn vị đứng ở vị trí giữa nhất (đơn vị thứ m và m + 1), tức là Me = ½(xm + xm+1). Ví dụ, Tính tuổi trung vị của 10 người với các độ tuổi là: 19, 22, 26, 28, 30, 31, 33, 38, 41 và 44. Dãy số đã được xếp theo thứ tự tăng dần, với n = 10 và m = 5. Ta có

Me = ½(x5 + x6) = ½(30 + 31) = 30,5 tuổi.

Với dãy số lượng biến có khoảng cách tổ, muốn tìm số trung vị, trước hết phải xác định tổ có số trung vị. Đó là tổ có chứa lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí giữa trong tổng số các đơn vị của dãy số. Dùng phương pháp cộng dồn các tần số của các tổ thứ nhất, thứ hai, thứ ba... sẽ tìm ra được tần số tích luỹ bằng hoặc vượt một nửa tổng các

33

tần số. Tổ tương ứng với tần số tích luỹ này chính là tổ có số trung vị. Sau đó, trị số gần đúng của số trung vị được tính theo công thức sau:

Me f f Me 1) - (M e M e (min) M e S - 2 h x    (3.11) Trong đó:

xMe(min): giới hạn dưới của tổ chứa số trung vị

hMe: trị số khoảng cách tổ của tổ chứa số trung vị

f : tổng các tần số của dãy số lượng biến (số đơn vị tổng thể) S(Me-1): tổng các tần số của các tổ đứng trước tổ chứa số trung vị fMe: tần số của tổ chứa số trung vị.

Ví dụ: Tính tuổi trung vị của số người thực hiện phẫu thuật triệt sản nam trong năm 2008 của huyện Cư Kuin theo số liệu của bảng 3.2, ta có:

34

Bảng 3.2. Bảng phân tổ số đình sản nam năm 2008 theo độ tuổi của huyện Cư Kuin, Đăk Lăk

STT Nhóm tuổi Số người đình sản (fi) 1 Dưới 30 6 2 30-36 20 3 36-42 32 4 42-48 50 5 48-54 40 6 54+ 2 Cộng fi 150

Bảng phân tổ trên đã sắp xếp theo thứ tự tuổi tăng dần. Theo số liệu trong bảng, ta có tổng số người thực hiện phẫu thuật là 150, vậy tuổi trung vị chính là tuổi của người ở vị trí chính giữa (người thứ 75). Cộng dồn các tần số, ta lập bảng tính toán sau:

Bảng 3.2c: Bảng tính toán

Số TT Nhóm tuổi Số người đình sản Tần số tích lũy

1 Dưới 30 6 6 2 30-36 20 26 3 36-42 32 58 4 42-48 50 108 5 48-54 40 148 6 54+ 2 150 Cộng 150

Theo bảng tính toán trên, tổ thứ tư có 50 người, bắt đầu từ người đứng ở vị trí thứ 59 (cột tần số tích lũy) đến người thứ 108. Như vậy, người đứng ở vị trí thứ 75 thuộc vào tổ thứ ba này và đó chính là tổ chứa số trung vị. Tiếp tục xác định các ký hiệu, ta có:

xMe(min) = 42; hMe = 6; f = 150; S(Me-1) = 58; fMe = 50

35 44,04 2,04 42 50 17 6 42 50 58 - 2 150 6 42        Me tuổi.

Việc tính số trung vị, chủ yếu căn cứ vào sự sắp xếp theo thứ tự các lượng biến. Số trung vị cũng nêu lên mức độ đại biểu của hiện tượng, mà không san bằng bù trừ chênh lệch giữa các lượng biến. Cho nên nó có khả năng bổ sung hoặc thay thế cho số bình quân cộng, khi ta không có toàn bộ các lượng biến một cách chính xác hoặc khi dãy số có sự phân tán lớn, số bình quân không đảm bảo tính đại diện. Chỉ cần bảo đảm được sự phân phối các đơn vị theo thứ tự lượng biến là có thể tính được trung vị.

Việc tính số trung vị cũng còn có tác dụng loại trừ ảnh hưởng của những lượng biến đột xuất. Chẳng hạn, một người có độ tuổi cao cá biệt trong dãy số lượng biến không làm ảnh hưởng đến việc đánh giá tuổi trung vị. Vì vậy, ta có thể dùng số trung vị khi tiêu thức nghiên cứu biến thiên quá nhiều, hoặc đối với một dãy số có quá ít đơn vị.

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nguồn số liệu thống kê là gì? Ở Viê ̣t Nam có những loa ̣i nguồn số liê ̣u Dân số - KHHGĐ nào?

2. Trình bày các yêu cầu cơ bản của thu thâ ̣p dữ liê ̣u thống kê? 3. Thống kê thường xuyên dân số bao gồm những thành phần nào? 4. Hãy cho biết cấu thành của thống kê biến đô ̣ng tự nhiên dân số 5. Hãy cho biết cấu thành của biến đô ̣ng cơ ho ̣c dân số?

6. Thống kê không thường xuyên dân số là gì?

7. Tổng điều tra dân số là gì và Tổng điều tra dân số có các đă ̣c trưng gì? 8. Trình bầy về kế hoa ̣ch tổng điều tra dân số?

9. Điều tra cho ̣n mẫu ttrong dân số, ưu và nhược điểm của điều tra cho ̣n mẫu dân số?

10. Trình bầy kế hoa ̣ch điều tra cho ̣n mẫu?

11. Trình bầy các số quy định chung liên quan đến ghi chép ban đầu về dân số - KHHGĐ

36

13. Trình bày bảng kê đi ̣a bàn và cách ghi chép trong bảng kê đi ̣a bàn. 14. Khi thu thâ ̣p số liê ̣u ban đầu về DS-KHHGĐ cần chuẩn bi ̣ những gì? 15. Trang chính của số A0 bao gồm mấy mu ̣c?

16. Trình bầy chi tiết mu ̣c I của trang chính sổ A0? 17. Trình bầy chi tiết mu ̣c II của trang chính sổ A0? 18. Trình bầy chi tiết mu ̣c III của trang chính sổ A0?

19. Trình bầy chi tiết cách ghi chép biểu 01-CTV (Phiếu thu thông tin của công tác viên)?

20. Trình bầy chi tiết biểu 01-DSX (Báo cáo tháng của dân số xã)? 21. Trình bầy chi tiết biểu 02-DSX (Báo cáo quý của dân số xã)? 22. Trình bầy chi tiết biểu 03-DSX (Báo cáo năm của dân số xã)?

23. Trình bầy chỉ tiết cách kiểm tra mức độ chính xác của các thông tin trong sổ A0? 24. Trình bầy mu ̣c đích và phương pháp thẩm đi ̣nh phiếu thu thông tin?

25. Trình bầy mu ̣c đích và cách thẩm đi ̣nh báo cáo của xã, bao gồm: Biểu 01-DSX, biểu 02-DSX và biểu 03-DSX?

D. THỰC HÀNH

1. Hãy lấy thông tin về gia đình của mình điền vào Sổ ghi chép ban đầu về DS- KHHGĐ (sổ A0)

2. Chia lớp thành 4 nhóm, tập hợp thông tin trong các trang sổ A0 mà tổ đã thực hiện, điền thông tin vào phiếu thu thông tin của công tác viên

3. Sử dụng phiếu thu thông tin và sổ A0 đã thực hiện trên lớp xây dựng các biểu báo cáo 01-DSX, 02-DSX, 03-DSX.

4. Sử dụng các biểu báo cáo 01-DSX; 02-DSX và 03-DSX của huyện bạn trong năm vừa qua, lập các biểu báo cáo 01-DSH, 02-DSH và 03-DSH của huyện.

E. LƯỢNG GIÁ

Câu 1: Ở Viê ̣t Nam có những loa ̣i nguồn số liê ̣u DS - KHHGĐ nào sau đây:

1.Các báo cáo thống kê 3. Tổng điều tra dân số

37 4. Các cuộc điều tra mẫu về DS- KHHGĐ 5. Tất cả các nguồn trên

Câu 2: Thống kê thường xuyên Dân số bao gồm những loại nào?

1. Thống kê biến động tự nhiên 2. Thống kê biến động cơ học

3. Thống kê tình hình thực hiện KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số 4. Tất cả các hoạt động trên.

Câu 3: Thống kê biến động tự nhiên gồm những thành phần nào

1. Thống kê mức sinh 2. Thống kê mức chết 3. Thống kê về hôn nhân 4. Tất cả các thành phần trên

Câu 4: Thống kê biến động cơ học có nhiệm vụ xác định chỉ tiêu nào?

1. Tỷ suất nhập cư 2. Tỷ xuất xuất cư 3. Tỷ suất di dân thuần

Câu 5: Thống kê Dân số -KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số có nhiệm vụ xác định chỉ tiêu nào?

1. Tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng BPTT chung 2. Tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiện đại 3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 4. Tỷ lệ bà mẹ sàng lọc trước sinh

5. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sịnh 6. Tất các các chỉ tiêu trên

Câu 6: Đặc điểm cơ bản của Tổng điều tra Dân số

1. Điều tra theo từng người

2. Điều tra tất cả nước hoặc vùng lãnh thổ (Tính toàn thể, toàn bộ)

3. Tính đồng thời (đến số dân và đặc điểm của người dân phải được lấy theo một mốc thời gian nhất định và thống nhất)

38 4. Tính chu kỳ (5 năm hoặc 10 năm/01 lần) 5. Tất cả các đặc điểm trên

Câu 7: Đặc điểm của các cuộc điều tra mẫu về Dân số.

1. Là điều tra chỉ tiến hành trên một số lượng mẫu nhất định (điều tra không toàn bộ

2. Điều tra chọn mẫu thường tiến hành nhanh hơn tổng điều tra dân số

3. Có thể mở rộng nội dung điều tra để nghiên cứu nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu

4. Thu thập số liệu có độ chính xác cao

5. Một cơ quan nhỏ cũng có thể tiến hành được 6. Tất cả các đặc điểm trên

Câu 8: Hạn chế của điều tra chọn mẫu

1. Luôn tồn tại sai số chọn mẫu

2. Kết quả điều tra không thể tiến hành phân tổ theo mọi tiêu thức nghiên cứu 3. Có sai sót do bó sót cả một địa bàn dân cư do không chuẩn bị sơ đồ không tốt.

Câu 9: Các quy định chung của ghi chép số ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ (Sổ A0)

1. Phản ảnh thông tin cơ bản nhất của từng người trong hộ dân cư , thông tin về KHHGĐ và thông tin về các thay đổi của các thành viên trong hộ gia đình 2. Cộng tác viên thôn bản có nhiệm vụ ghi chép và lưu giữ, bảo quản, theo dõi và

cập nhật số A0

3. Cán bộ dân số xã có nhiệm vụ kiểm tra sổ A0, thẩm định thông tin, hàng tháng định kỳ tập hợp và gửi phiếu thu thông tin lên ban dân số huyện.

4. Tất cả các quy định trên.

Câu 10: Nguyên tắc ghi chép thông tin vào số A0

1. Công tác viên ngồi nhà nhớ lại và ghi chép vì họ đã quen với mọi hộ gia đình 2. Phải đảm bảo thật sự khách quan

39

4. Sử dụng đúng khái niệm và phạm vi hướng dẫn

Câu 11: Trong sổ A0 địa chỉ của hộ cần ghi :

1. Ở phía trên bên phải của biểu ghi thông tin cơ bản 2. Địa chỉ của hộ là nơi ở của hộ

3. Đối với khu vực thành thị thì ghi số nhà

4. Đối với khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn thì ghi tên chủ hộ 5. Cần ghi theo tất cả yêu cầu trên

Câu 12: Trang chính của số A0 bao gồm những mục nào sau đây:

26.Thông tin cơ bản

27.Theo dõi kế hoạch hóa gia đình 28.Theo dõi các thay đổi

29.Tất cả các mục trên

Câu 13: Mục I của trang chính trong số A0 cần ghi thông tin nào sau đây:

1.Số thứ tự (ghi số thứ tự theo số người trong hộ) 2. Họ và tên

3. Quan hệ với chủ hộ 4. Giới tính

5. Ngày tháng năm sinh 6. Dân tộc 7. Trình độ học vấn 8. Trình độ chuyên môn 9. Tình trạng hôn nhân 10. Tình trạng cư trú 11. Tình Trạng tàn tật

12. Tất cả các thông tin trên đều cần thu thập

Câu 14: Cột tình trạng cư trú, cách ghi thông tin nào sau đây là ghi đúng?

1. Bỏ trống (không ghi) nếu người trong hộ thực tế thường trú có mặt

2. Ghi vắng, nếu người đó thực tế sinh sống ổn định trong hộ nhưng tại thời điểm ghi chép không có mặt trong một thời gian

40 3. Cả hai trường hợp ghi trên đều đúng

Câu 15: Những sai sót nào sau đây cần tránh khi ghi trang sổ A0

1. Không ghi ngày tháng năm sinh của từng người trong hộ

2. Không cập nhật các biện pháp tránh thai các cặp vợ chồng đang sử dụng trong tháng

3. Không ghi thông tin những người đi khỏi xã 4. Tất cả các sai sót trên đều có thể gặp

Câu 16: Biểu 01-CTV (phiếu thu thông tin của cộng tác viên có những mục nào sau đây:

1. Danh sách trẻ em sinh ra 2. Danh sách người chết

3. Danh sách người chuyển đến

4. Danh sách người chuyển đi khỏi hộ 5. Danh sách trẻ em được sàng lọc sơ sinh

6. Danh sách bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh 7. Tất cả các danh sách trên đều đúng

Câu 17: Thẩm định mục số sinh trong phiếu thu thông tin cần dựa vào cơ sở nào?

1. Cột 5 (ngày tháng năm sinh trong mục I “thông tin cơ bản”

2. Mã “S” của tháng quan sát trong mục II “tình hình sử dụng các BPTT” 3. Các trường hợp sinh trong tháng quan sát trong mục III “ theo dõi các thay đổi khác”

4. Cần dựa vào tất cả các thông tin trên để kiểm tra sai sót.

Câu 18: Thẩm định mục số người sử dụng các biện pháp tránh theo trong biểu 01-DSX- Báo cáo dân số -KHHGĐ tháng, cần đối chiếu các số liệu sau

1.Tổng số phụ nữ trong đội tuổi sinh đẻ có chồng

2. Số phụ nữ (cặp vợ chồng) sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại 3. Số phụ nữ (cặp vợi chồng) sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống 4. Số phụ nữ đang mang thai

41

6. Số phụ nữ không sử dụng các biên pháp tránh thai 7. Cần tất cả các số liệu trên để đối chiếu

Câu 19: Dựa vào thông tin tại câu hỏi 18, hãy điền vào chỗ trống để cho phương trình được hoàn thiện đúng

Tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng = Số phụ nữ (cặp vợ chồng) sử dụng BPTT hiện đại + ……..+ Số phụ nữ mang thai+ … +…

Câu 20: có 4 loại thông tin sau về kế hoạch hóa gia đình. Hãy điên dấu + hoặc – hoặc = để có một phương trình đúng Số cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT cuối năm Số cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT đầu năm (cuối năm trước

Số mới sử dụng BPTT trong năm Số ngừng sử dụng BPTT trong năm

42 Bài 3

PHÂN TỔ THỐNG KÊ

A.MỤC TIÊU

1. Trình bầy được khái niệm và ý nghĩa của phân tổ.

2. Trình bầy được các loại phân tổ, nguyên tắc phân tổ và các bước thực hiện phân tổ.

3. Thực hiện một số phân tổ đơn giản trong thống kê Dân số - KHHGĐ (phân tổ theo tuổi, giới tính, phân tổ phụ nữ theo các biện pháp tránh thai đã thực hiện.

B.NỘI DUNG

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)