Điều tra chọn mẫu về dân số

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 101 - 104)

3. Thống kê không thường xuyên dân số

3.4.Điều tra chọn mẫu về dân số

3.4.1 Khái niệm

Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không toàn bộ trong đó người ta chỉ chọn ra một số cá nhân trong toàn bộ dân số để điều tra . Các cá nhân này được chọn theo những qui tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu.

Ví dụ: Trong cuộc tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, nước ta đã sử dụng phương pháp chọn mẫu để thu thập số liệu về biến động tự nhiên của dân số (sinh,

96

chết), kích thước mẫu là 15%. Cuộc nghiên cứu dân số và sức khoẻ năm 2002 (DHS 2002) nghiên cứu hiểu biết, thái độ - hành động của dân cư trong chương trình kế hoạch hóa gia đình (KAP).

3.4.2 Những vấn đề chung về điều tra chọn mẫu. a. Ưu điểm của phương pháp điều tra chọn mẫu

- Điều tra chọn mẫu thường nhanh hơn rất nhiều so với điều tra toàn bộ, vì điều tra ít đơn vị nên công tác chuẩn bị sẽ gọn, số lượng ghi chép giảm đi, thời gian điều tra ghi chép, thời gian tổng hợp, phân tích sẽ được rút ngắn. Điều này làm cho điều tra chọn mẫu có tính kịp thời cao.

- Có thể mở rộng nội dung điều tra, đi sâu nghiên cứu nhiều mặt của hiện tượng. - Tài liệu thu thập được trong điều tra chọn mẫu sẽ có độ chính xác cao, bởi vì số nhân viên điều tra cần ít nên có thể chọn những người có kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ cao, đồng thời việc kiểm tra có thể tiến hành tỉ mỉ và tập trung, khiến cho sai số do ghi chép giảm đi nhiều.

- Điều tra chọn mẫu không đòi hỏi một tổ chức như điều tra toàn bộ. Một cơ quan nhỏ cũng có thể tiến hành điều tra chọn mẫu.

b. Hạn chế của điều tra chọn mẫu

- Kết quả điều tra chọn mẫu luôn tồn tại "Sai số chọn mẫu"

- Sai số chọn mẫu phụ thuộc vào cỡ mẫu và phương pháp tổ chức chọn mẫu. Có thể làm giảm sai số chọn mẫu bằng cách tăng cỡ mẫu ở phạm vi cho phép và lựa chọn phương pháp tổ chức chọn mẫu thích hợp nhất.

- Kết quả điều tra chọn mẫu không thể tiến hành phân nhỏ theo mọi phạm vi và tiêu thức nghiên cứu, mà chỉ thực hiện được ở mức độ nhất định tuỳ thuộc vào cỡ mẫu, phương pháp tổ chức chọn mẫu và độ đồng đều giữa các đơn vị theo các chỉ tiêu được điều tra.

97

c. Phạm vi áp dụng

- Dùng để thay thế điều tra toàn bộ khi đối tượng nghiên cứu cho phép vừa có thể điều tra toàn bộ vừa có thể điều tra chọn mẫu thì người ta tiến hành điều tra chọn mẫu để có kết quả nhanh và tiết kiệm hơn.

- Kết hợp với điều tra toàn bộ để mở rộng nội dung điều tra. Ví dụ: Trong cuộc tổng điều tra dân số cả nước 1/4/2009 đã sử dụng phương pháp chọn mẫu để thu thập số liệu về biến động tự nhiên của dân số (sinh, chết) của 15% dân số.

- Phương pháp điều tra chọn mẫu còn được áp dụng để tổng hợp nhanh kết quả điều tra theo một số chỉ tiêu nhất định nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp thiết và số liệu điều tra dân số. Ví dụ: Trên cơ sở mẫu 15% của tổng điều tra dân số 2009 đã tập hợp và xuất bản cuốn “Kết quả điều tra mẫu” kịp thời phục vụ nhu cầu của kế hoạch và nghiên cứu dân số.

- Phương pháp chọn mẫu còn được sử dụng cho mục đích kiểm tra mức độ chính xác của các tài liệu điều tra dân số. Ví dụ: Trong cuộc tổng điều tra dân số 2009 đã tiến hành chọn máy móc dựa vào bảng kê số nhà, số hộ để đánh giá mức độ trùng sót cũng như mức độ chính xác của các thông tin thu thập được trong điều tra.

3.4.3. Sai số trong điều tra thống kê dân số

Trong hầu hết các cuộc điều tra Dân số, số liệu thu thập được luôn có những sai số nhất định. Những sai số thường gặp là:

- Khai báo trùng lặp hay bỏ sót. Đây là vấn đề thường gặp khi phương án điều tra không được xây dựng và thực hiện nghiêm túc từ cơ sở. Sơ đồ các điểm dân cư được đánh giá là có vai trò đặc biệt quan trọng để khắc phục tình trạng này, nhất là ở đô thị. Trong các cuộc điều tra chỉ sử dụng một loại nhân khẩu “thường trú” hoặc “hiện có” để thu thập tài liệu ghi chép ban đầu thì cũng hay gặp phải những sai sót này và nó thường xảy ra đối với những người đang di chuyển tại thời điểm điều tra.

- Khai báo không đúng ở một số tiêu thức nào đó. Do đơn vị điều tra là hộ gia đình, mà thông tin cần thu thập cho từng cá nhân, trong nhiều trường hợp người đại diện không thể khai báo chính xác tất cả các câu hỏi có trong phiếu điều tra cho mọi thành viên. Ví dụ: Tổng điều tra dân số 1/4/1989, những câu hỏi về nghề nghiệp, tên đơn vị công tác, công việc chính... đòi hỏi phải đăng ký khá cụ thể mà người đại diện,

98

nhất là các bậc cha mẹ đã già, khó có thể trả lời được chính xác.

- Độ tuổi là một tiêu thức quan trọng trong nghiên cứu dân số. Nhưng trong hầu hết các cuộc điều tra dân số nó lại là chỉ tiêu khó có thể được thu thập chính xác do có sự không trùng nhau giữa cách tính tuổi trong dân gian và trong dân số học. Xu hướng chung thường gặp là các cụ già khai tăng tuổi, phụ nữ trung niên, nhất là những chị em chưa xây dựng gia đình thường khai rút tuổi. Độ tuổi của trẻ em thường được làm tròn không đúng quy định của dân số học. Ví dụ 10 tháng tuổi khai là 1 tuổi, 18 tháng tuổi khai là 2 tuổi. Những xu hướng không chính xác này cũng thường gặp ở nông thôn nhiều hơn thành thị.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 101 - 104)