Bảng thống kê được xây dựng một cách khoa học sẽ trở nên gọn, rõ, đáp ứng được mục đích nghiên cứu. Việc xây dựng bảng thống kê cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Thứ nhất, quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn, tức là quá nhiều hàng, cột và nhiều phân tổ kết hợp. Một bảng thống kê ngắn, gọn một cách hợp lý sẽ tạo điều
64
kiện dễ dàng cho việc phân tích. Nếu thấy cần thiết nên xây dựng hai, ba... bảng thống kê nhỏ thay cho một bảng quá lớn.
- Thứ hai, các tiêu đề và tiêu mục trong bảng thống kê cần được ghi chính xác, gọn và dễ hiểu. Tiêu đề chung không những nói rõ nội dung chủ yếu của bảng thống kê, mà còn cần chỉ rõ hiện tượng nghiên cứu vào thời gian và địa điểm nào?
- Trong bảng thống kê luôn phải có đơn vị tính chung cho các số liệu trong bảng thống kê (nếu đơn vị tính toán không thống nhất cho các số liệu, thì chỉ quy định riêng cho mỗi hàng và cột).
- Thứ ba, các hàng và cột thường được ký hiệu bằng chữ hoặc bằng số để tiện cho việc trình bày hoặc giải thích nội dung. Các cột của phần chủ đề thường được ký hiệu bằng các chữ a, b, c... còn các cột của phần giải thích được ký hiệu bằng các số 1, 2, 3... Tuy nhiên, nếu một bảng thống kê chỉ có ít hàng và cột và nội dung các hàng cột đã rõ ràng, dễ hiểu thì không nhất thiết phải dùng ký hiệu.
- Thứ tư, các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu. Giả sử muốn lập một bảng thống kê để tính tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) thì ta phải phân tổ số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ theo các nhóm tuổi. Do đó, phần chủ đề phải được phân chia theo độ tuổi hoặc nhóm tuổi. Còn các chỉ tiêu giải thích được bố trí theo thứ tự sau: số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ có bình quân trong năm, số trẻ em được sinh ra trong năm, ASFR Nếu bây giờ ta đảo ngược trật tự các chỉ tiêu nói trên, thì việc nhận thức và tính toán sẽ khó khăn hơn.
Trong mỗi bảng thống kê, các chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc so sánh với nhau thì nên bố trí gần nhau, như chỉ tiêu thực hiện bố trí gần chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu tương đối bố trí gần chỉ tiêu tuyệt đối...
- Thứ năm, cách ghi các số liệu vào bảng thống kê: Các ô trong bảng thống kê đều có ghi số liệu hoặc bằng các ký hiệu quy ước thay thế. Thường dùng các ký hiệu quy ước sau:
65
+ Nếu số liệu còn thiếu, sau này có thể bổ sung, thì trong ô có ký hiệu 3 chấm (...)
+ Ký hiệu gạch chéo (×) trong một ô nào đó nói lên rằng hiện tượng không có liên quan đến chỉ tiêu đó, nếu viết số liệu vào ô đó sẽ vô nghĩa.
Các số liệu trong cùng một cột, có đơn vị tính toán giống nhau, phải ghi theo trình độ chính xác như nhau (số lẻ đến 0,1 hay 0,01...) đơn vị tính phải ghi thống nhất theo quy định.
Nếu mục đích của bảng thống kê chỉ nhằm nêu lên những nét chung về bản chất hiện tượng, không cần quá chi li số lẻ thì các số liệu trong bảng có thể ghi theo số tròn. Chẳng hạn, các đơn vị đo lường tính đến người có thể tính tròn đến 1000 người hoặc 1 triệu người; tiền tệ có thể tính tròn đến nghìn hoặc triệu đồng... Bằng cách tính tròn như vậy, có thể thay những số liệu có 6, 7... chữ số thành những số liệu chỉ có gọn 2, 3... chữ số. Việc tính tròn cũng theo nguyên tắc toán học.
Các số cộng và tổng cộng có thể được ghi ở đầu hoặc ở cuối hàng và cột tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Các số này được ghi ở đầu hàng, đầu cột khi ta cần nghiên cứu chủ yếu các đặc trưng của hiện tượng, còn các đặc trưng từng bộ phận chỉ có tác dụng phân tích thêm. Các số cộng và tổng được được ghi ở cuối hàng, cuối cột là khi ta nghiên cứu đi sâu từng tổ, từng bộ phận là chủ yếu.
- Thứ sáu, phần ghi chú ở cuối bảng thống kê được dùng để giải thích rõ nội dung của một số chỉ tiêu trong bảng, để nói rõ nguồn số liệu được sử dụng trong bảng hoặc các chi tiết cần thiết khác.
C. CÂU HỎI ÔN TẬP
1) Phân tổ thống kê là gì? Phân tổ thống kê có ý nghĩa gì? 2) Có những loa ̣i phân tổ thông kê nào?
3) Trình bầy phương pháp phân tổ theo mô ̣t tiêu thức và theo nhiều tiêu thức? 4) Trình bầy cách lựa cho ̣n tiêu thức phân tổ?
5) Trình bầy các bước tiến hành phân tổ thống kê?
66
(Dùng cho bài 4, bài 5 và bài 6)
Có dân số của tỉnh A theo tổng điều tra dân số 2009 như sau:
Độ tuổi Nam Nữ Tổng số Độ tuổi Nam Nữ Tổng số
0 19355 16991 36346 48 14294 14639 28933 1 20085 17474 37559 49 12978 13453 26431 2 17598 15543 33141 50 12762 13362 26124 3 16522 14974 31496 51 12561 12419 24980 4 16121 14598 30719 52 10120 10199 20319 5 16533 15545 32078 53 9660 10603 20263 6 13485 12504 25989 54 9773 10018 19791 7 12434 11602 24036 55 7774 8261 16035 8 13521 12935 26456 56 7541 8884 16425 9 12192 11392 23584 57 5528 6452 11980 10 11801 11197 22998 58 6394 7810 14204 11 12436 11755 24191 59 6174 8047 14221 12 13289 12639 25928 60 5470 7287 12757 13 14011 13130 27141 61 5742 6837 12579 14 14195 13437 27632 62 4711 5098 9809 15 14919 14658 29577 63 4303 4979 9282 16 15307 14728 30035 64 3919 4403 8322 17 16892 16479 33371 65 3542 3903 7445 18 22796 24580 47376 66 4227 4686 8913 19 22776 25839 48615 67 3370 3934 7304 20 21647 24431 46078 68 4399 4969 9368 21 21684 23769 45453 69 3776 4743 8519 22 19943 21695 41638 70 3350 4314 7664 23 19077 20334 39411 71 3444 4193 7637 24 21079 22177 43256 72 3200 4058 7258 25 20955 21630 42585 73 2897 3728 6625 26 20205 21016 41221 74 2546 3587 6133 27 18184 18688 36872 75 2594 3794 6388 28 17582 17834 35416 76 2545 3695 6240 29 17140 17131 34271 77 1928 3056 4984 30 15553 15795 31348 78 2384 3647 6031 31 15361 15171 30532 79 1960 3134 5094 32 16636 16269 32905 80 1494 2712 4206 33 15721 15509 31230 81 1330 2368 3698 34 15217 14831 30048 82 1107 2147 3254 35 14536 14326 28862 83 968 2042 3010 36 13998 13440 27438 84 920 2134 3054 37 14035 13870 27905 85 812 2132 2944 38 13573 13025 26598 86 648 1730 2378 39 12106 11949 24055 87 462 1418 1880 40 11965 12321 24286 88 432 1252 1684 41 10430 10068 20498 89 329 1021 1350 42 10625 10650 21275 90 195 667 862 43 11755 11795 23550 91 169 602 771 44 12314 12389 24703 92 124 474 598 45 12966 13464 26430 93 95 381 476 46 13582 13733 27315 94 77 305 382 47 11483 12061 23544 95 189 930 1119
67
1. Hãy phân tổ thành các nhóm tuổi với khoảng cách 5 độ tuổi và 10 độ tuổi 2. Xây dựng bảng tần số phân bố với các tổ 0-14; 15-64; 65+
3. Tính tuổi trung bình của dân số dựa vào số liệu ban đầu
4. Tính tuổi trung bình dựa vào số liệu ban đầu tính tuổi trung bình dựa vào cách phân tổ theo nhóm 5 độ tuổi và nhóm 10 độ tuổi
5. So sánh kết quả giữa câu 3 và câu 4 rồi đưa ra nhận xét 6. Tính tuổi trung vị của dân số
7. Sử dụng bảng phân tổ theo 5 nhóm tuôi, vẽ tháp tuổi của dân số này 8. Nhận xét tháp tuổi dân số
E. LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Phân tổ thống kê là căn cứ vào ……….. để tiến hành phân chia các đơn vị thành các……….khác nhau
Câu 2: Có những loại phân tổ thống kê nào sau đây?
1. Phân tổ phân loại 2. Phân tổ kết cấu 3. Phân tổ liên hệ 4. Cả ba loại trên
Câu 3: Phân tổ phải thức hiện qua nhiều bước sau? Hay sắp xếp theo thứ tự đúng?
1. Chọn tiêu thức phân tổ 2. Xác định mục đích phân tổ 3. Sắp xếp các đơn vị vào từng tổ 4. Xác định số tổ và khoảng cách tổ
Câu 4: Phân tổ theo một tiêu thức là phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các………….dựa trên một tiêu thức làm căn cứ phân tổ, còn gọi là …………..giản đơn.
68
Bài 5. ĐỒ THỊ THỐNG KÊ
A.MỤC TIÊU
- Trình bầy được khái niệm và tác dụng của đồ thị thống kê
- Trình bầy được các loại đồ thị thống kê
- Vẽ được một số đồ thị đơn giản
- Trình bầy được yêu cầu của xây dựng đồ thị thống kê
B. NỘI DUNG