Thống kê biến động thường xuyên

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 86 - 93)

2. Thống kê thường xuyên

2.1. Thống kê biến động thường xuyên

2.1.1. Thống kê biến động tự nhiên dân số

Thống kê biến động tự nhiên dân số giúp cho người quản lý biết mức sinh, mức chết và hôn nhân của một tập hợp dân số của địa phương trong một thời điểm nhất định. Đây là số liệu cơ bản để thực thi các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình và chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thống kê biến động tư nhiên dân số có nhiệm vụ xác định chỉ tiêu phán ánh biến động tự nhiên dân số: tỷ xuất sinh thô, tỷ suất chết thô, tỷ suất tăng tự nhiên dân số.

Đăng ký hộ tịch là nguồn tài liệu ghi chép ban đầu làm cơ sở thực hiện thống kê biến động tự nhiên dân số. Đăng ký hộ tịch thực hiện từ cơ sở (cấp xã) để nắm các thông tin về khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn và ly hôn tại thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ.

Đặc điểm của hệ thống đăng ký hộ tịch:

1) Đăng ký bắt buộc: Quy định nghĩa vụ pháp lý phải đăng ký hộ tịch là điều kiện cơ bản của hệ thống thống kê hộ tịch đầy đủ.

2) Tổ chức thuộc Chính phủ: Hệ thống đăng ký có thể phân thành hai loại: Quản lý tập trung (quản lý tập trung theo ngành dọc) và quản lý phân tán. Mặc dù quản lý theo hình thức nào, mỗi nước đều có một cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký và báo cáo thống kê hộ tịch cho cả nước.

3) Người khai báo: Người được pháp luật quy định trách nhiệm khai báo sự kiện hộ tịch xảy ra có thể hoặc không phải là bản thân trực tiếp người mang các đặc điểm của sự kiện.

Ưu điểm: Nếu các sự kiện hộ tịch được đăng ký ngay sau khi xảy ra thì mức độ đầy đủ và chính xác của thông tin sẽ rất cao, đồng thời cho phép cập nhật thường xuyên, cho phép đánh giá chính xác về biến động dân số ở địa phương.

Nhược điểm: Quy định sổ sách hộ tịch thuộc loại tài liệu pháp lý nên số lượng thông tin thường hạn chế.

81

Hiện nay ở nước ta, đăng ký khai sinh, khai tử và đăng ký kết hôn thuộc về ngành Tư pháp, ly hôn theo phán quyết của Tòa án.

4) Nội dung thông tin

Nội dung đăng ký phụ thuộc vào quy định pháp lý, yêu cầu về tài liệu cần thiết cũng như các đặc điểm của từng loại biến cố. Nội dung đăng ký có thể tạm thời chia làm hai loại:

(1) Câu hỏi về đặc tính của sự kiện (biến cố).

(2) Câu hỏi đặc trưng cho những người có liên quan trực tiếp đến sự kiện (biến cố) xảy ra.

2.1.2. Thống kê biến động cơ học dân số

Thống kê biến động cơ học dân số giúp người quản lý nắm được biến động về chuyển đi, chuyển đến và ảnh hướng của nó tới mức sinh, mức chết, hôn nhân và cơ cấu dân số của địa phương trong một thời điểm nhất định.

Thống kê biến động cơ học dân số có nhiệm vụ xác định các chỉ tiêu phản ánh quá trình biến động cơ học dân số: tỷ suất xuất cư, tỷ suất nhập cư, tỷ suất di cư thuần túy…

Việc thu thập thông tin về biến động cơ học dân số có thể tổ chức thu thập thông qua hệ thống đăng ký hộ khẩu.

2.1.3. Thống kê tình hình thực hiện KHHGĐ

Trong hệ thống báo cáo thống kê hiện hành của ngành DS-KHHGĐ, các chỉ tiêu về tình hình thực hiện KHHGĐ được đề cập nhiều nhất.

Đối với CTV (cộng tác viên), phiếu thu thông tin của CTV (biểu 01-CTV) là báo cáo tháng, có mục 8 “danh sách các cặp vợ chồng mới sử dụng các biện pháp tránh thai trong tháng”. Để có thể tổng hợp được mục 8 trong biểu 01-CTV, CTV dân số thôn bản phải tổng hợp số liệu từ Mục II theo dõi sử dụng BPTT trong sổ A0. Trong đó các biện pháp tránh thai được phân loại chi tiết: Phụ nữ mới đặt vòng tránh thai; thôi dùng vòng; nam, nữ triệt sản; phụ nữ mới cấy thuốc tránh thai, người sử dụng bao cao su; thuốc uống và thuốc tiêm tránh thai.

Từ cấp xã trở lên, các báo cáo được thiết kế giống nhau, bao gồm những chỉ tiêu giống nhau. Các chỉ tiêu được yêu cầu báo cáo nhiều hơn, chi tiết hơn, trong đó các số

82

liệu được phân tổ theo các đơn vị hành chính nhằm giúp cơ quan quản lý có thể phân tích, nhận thức chính xác hơn tình hình thực hiện KHHGĐ của địa phương.

Trong các báo cáo tháng (biểu 01), 6 chỉ tiêu được báo cáo (từ số 2 đến số 7) giúp cơ quan quản lý kịp thời có tài liệu về số nữ đặt vòng, thay vòng, thôi dùng vòng, số triệt sản nam, nữ và số phụ nữ cấy thuốc tránh thai trong tháng (bảng 2.1). Đây là cơ sở để chỉ đạo điều chỉnh, tăng cường và quản lý việc thực hiện KHHGĐ ở đơn vị.

Bảng 2.1. Mẫu báo cáo về thực hiện KHHGĐ hàng tháng của cấp xã

Đơn vị tính : Người

Tên chi tiêu Toàn xã …….. Thôn …….. Thôn …….. Thôn

A 1 2 ….. 6

2 Số nữ đặt vòng TT mới trong tháng Trong đó: Số nữ thay vòng TT

3 Số nữ thôi sử dụng vòng TT trong tháng 4 Số nam mới triệt sản trong tháng

5 Số nữ mới triệt sản trong tháng 6 Số nữ mới cấy thuốc TT trong tháng

Trong đó: thay que cấy TT

7 Số nữ thôi sử dụng cấy TT trong tháng

Trong báo cáo quý (biểu 02), có 03 nhóm chỉ tiêu được đề cập nhằm tổng hợp tình hình về số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng từng loại biện pháp tránh thai đến cuối quý, số cặp chưa sử dụng BPTT, số nạo hút thai trong quý và số phụ nữ đang mang thai tính đến cuối quý (bảng 2.2). Các số liệu này giúp nhà quản lý tổng kết được tình hình thực hiện KHHGĐ trong ở từng đơn vị, từng địa phương, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong quý và tìm biện pháp nhằm chỉ đạo, thúc đẩy, tăng cường công tác KHHGĐ tại địa phương cũng như ở từng đơn vị.

Bảng 2.2. Mẫu báo cáo về thực hiện KHHGĐ hàng quý của cấp xã

Tên chỉ tiêu Toàn xã Thôn 1 Thôn ……..

Thôn n

83 9 Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiện

đang sử dụng BPTT tính đến cuối quý (cặp)

Chia ra: - Đặt vòng tránh thai - Triệt sản nam

- Triệt sản nữ

- Thuốc cấy tránh thai - Thuốc tiêm tránh thai - Thuốc uống tránh thai - Bao cao su

- Biện pháp khác

10 Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiện chưa sử dụng BPTT tính đến cuối quý (cặp)

Trong tổng số:

- Cặp có hai con một bề - Cặp có 3 con trở lên

11 Số bà mẹ đang mang thai tính đến cuối quý (người)

Biểu mẫu báo cáo hàng năm của cả 3 cấp xã, huyện, tỉnh (biểu 03) đã dành cả mục III, với 9 nội dung (từ số 10 đến số 18) tổng hợp 19 chỉ tiêu cho việc thực hiện KHHGĐ/SKSS trong năm (bảng 2.3).

84

Bảng 2.3. Mẫu báo cáo về thực hiện KHHGĐ hàng năm của cấp xã, huyện và tỉnh

Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

A 1 2

III KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH- SÀNG LỌC TRƯỚC SINH

10. Số nữ đặt vòng tránh thai mới trong năm Người Trong đó: Số nữ thay vòng tránh thai Người 11. Số nữ thôi sử dụng vòng tránh thai trong năm Người

12. Số nam mới triệt sản trong năm Người

13. Số nữ mới triệt sản trong năm Người

14. Số nữ cấy thuốc tránh thai mới trong năm Người Trong đó: Số nữ thay que cấy tránh thai Người 15. Số nữ thôi sử dụng que cấy tránh thai Người 16. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiện đang sử

dụng BPTT tính đến cuối năm

Cặp

Chia ra: - Đặt vòng tránh thai Cặp

- Triệt sản nam Cặp

- Triệt sản nữ Cặp

- Thuốc cấy tránh thai Cặp

- Thuốc tiêm tránh thai Cặp

- Thuốc uống tránh thai Cặp

- Bao cao su Cặp

- Biện pháp tránh thai khác Cặp

17. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiện chưa sử

dụng BPTT tính đến cuối năm Cặp

18. Số bà mẹ đang mang thai tính đến cuối năm Người

Trong số người đang sử du ̣ng các biê ̣n pháp tránh thai có thể chia ra số người duy trì các BPTT và số người mới sử du ̣ng các BPTT. Số người mới sử dụng BPTT trong kỳ cần được hiểu là: Những người lần đầu tiên sử dụng BPTT; Những người trước đây đã sử dụng BPTT nhưng bỏ cuộc và trong kỳ lại chấp nhận sử dụng BPTT. Sau khi thống kê số người sử du ̣ng BPTT có thể tính tỷ lê ̣ că ̣p vợ chồng sử du ̣ng BPTT. Tỷ lê ̣ că ̣p vợ chồng sử du ̣ng BPTT có thể chia ra hai loa ̣i:

85

-Tỷ lê ̣ cặp vợ chồng sử dụng BPTT chung tính đến cuối tháng (quý, năm): Phản ánh số cặp vợ chồng sử dụng BPTT (hiện đại và truyền thống) vào một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm) trên 100 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (tính theo độ tuổi của người vợ vào chính thời điểm cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm). Công thức tính như sau:

Tỷ lê ̣ că ̣p vợ chồng sử du ̣ng BPTT chung

=

Số că ̣p vơ ̣ chồng sử du ̣ng BPTT tính đến cuối tháng (quý, năm)

x100 Tổng số că ̣p vơ ̣ chồng trong đô ̣ tuổi sinh đẻ (tính

theo tuổi của người vợ) tính đến cuối tháng (quý, năm)

Tỷ lê ̣ này cho biết trong vào một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm ) trong 100 că ̣p vơ ̣ chồng trong đô ̣ tuổi sinh đẻ (tính theo tuổi của người vợ) có bao nhiêu că ̣p đang sử du ̣ng BPTT kể cả BPTT hiện đại và BPTT truyền thống.

-Tỷ lê ̣ cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiê ̣n đại: Phản ánh số cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiện đại vào một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm) trên 100 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (tính theo độ tuổi của người vợ vào thời điểm cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm). Công thức tính như sau:

Tỷ lê ̣ că ̣p vợ chồng sử du ̣ng BPTT hiện

đại =

Số că ̣p vơ ̣ chồng sử du ̣ng BPTT hiện đại tính đến cuối tháng (quý, năm)

x 100 Tổng số că ̣p vơ ̣ chồng trong đô ̣ tuổi sinh đẻ

(tính theo tuổi củ a người vợ) tính đến cuối tháng (quý, năm)

Tỷ lê ̣ này cho biết trong vào một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm ) trong 100 că ̣p vơ ̣ chồng trong đô ̣ tuổi sinh đẻ (tính theo tuổi của người vợ) có bao nhiêu că ̣p đang sử du ̣ng BPTT hiện đại.

2.1.4. Thống kê tình hình chất lượng dân số

Một đề tài nghiên cứu khoa học đã đề xuất bộ tiêu chí phản ánh chất lượng dân số Việt Nam bao gồm 5 nhóm sau: 1) Nhóm tiêu chí phản ánh chất lượng dân số về thể chất và sức khỏe; 2) Nhóm tiêu chí phản ánh chất lượng dân số về trí tuệ, học vấn, trình

86

độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề; 3) Nhóm tiêu chí phản ánh chất lượng dân số về tinh thần, đời sống văn hóa và gắn kết cộng đồng; 4) Nhóm tiêu chí phản ánh chất lượng dân số về các đặc trưng nhân khẩu học; 5) Nhóm tiêu chí phản ánh chất lượng dân số về đời sống vật chất và các dịch vụ xã hội cơ bản. Số tiêu chí đo lường chất lượng dân số thuộc 5 nhóm nêu trên là 17. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ trình bày một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số do ngành DS-KHHGĐ thực hiện.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể chiều cao theo tuổi, cân nặng theo tuổi): là số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tính trên 100 trẻ em dưới 5 tuổi sống thường trú tại địa phương;

- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin: là số trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin tính trên 100 trẻ em dưới 1 tuổi sống thường xuyên ở địa phương;

- Tỷ lệ người tàn tật là số người tàn tật tính trên 100 người dân sống thường xuyên tại địa phương.

- Số con của một cặp vợ chồng tính bình quân trong toàn xã hội. Một dân số tính trung bình toàn xã hội, mỗi cặp vợ chồng có 02 con là mục tiêu của công tác DS- KHHGĐ Việt Nam để tiến tới ổn định dân số. Như vậy, nếu bình quân mỗi cặp vợ chồng có ít hơn 2 con hoặc nhiều hơn 2 con đều không tốt.

- Tỷ số giới tính khi sinh. Một dân số có tỷ số giới tính khi sinh hợp lý là khi 100 bé gái mới sinh tương ứng có 105-107 bé trai mới sinh (không lựa chọn giới tính thai nhi). Nếu tỷ số giới tính khi sinh nhỏ hơn 105 bé trai/100 bé gái hoặc lớn hơn 107 bé trai/100 bé gái là có sự mất cân bằng giới tính khi sinh.

Để phòng và chống các bệnh dị tật bẩm sinh ngành Y tế đã thực hiện một số đề án như” “Đề án tầm soát phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh”, đề án “can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” và “mô hình thư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”…vì vậy có thể sử dụng thêm các tiêu chí sau để phản ánh chất lượng dân số:

87

+ Tỷ lệ sàng lọc trước sinh: là số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh tính trên 100 bà mẹ mang thai.

+ Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh: là số trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh trong 100 trẻ em mới sinh.

+ Tỷ lệ nam/nữ được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn: là số nam/nữ được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn tính trên 100 nam/nữ kết hôn trong năm.

+ Tỷ lệ nam/nữ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống: là số nam/nữ tảo hôn, kết hôn cận huyết tính trên 100 nam/nữ kết hôn trong năm.

Ví dụ: Năm 2012 ở Hà Nội tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 40% và tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 20%. Có nghĩa là cứ 100 bà mẹ mang thai trong năm 2012 mới chỉ có 40 bà mẹ được sàng lọc trước sinh và trong 100 trẻ em mới sinh mới chỉ có 20 trẻ em được sàng lọc sơ sinh.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 86 - 93)