Các loại đồ thị thống kê

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 75 - 80)

Thống kê thường dùng nhiều loại đồ thị khác nhau.

2.1. Căn cứ vào hình thức biểu hiện: Có thể phân chia đồ thị thống kê thành: - Biểu đồ hình cột.

- Biểu đồ diện tích (vuông, chữ nhật, tròn) - Biểu đồ ra đa (mạng nhện)

- Đồ thị đường thẳng hoặc gấp khúc (line)

2.2. Căn cứ vào nội dung phản ánh: có thể phân chia đồ thị thống kê thành các loại sau:

Đồ thị phát triển: Dùng để biểu hiện tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian và so sánh giữa các hiện tượng, có thể dùng các loại biểu đồ hình cột, hình tròn và đồ thị đường thẳng hoặc đường gấp khúc (line).

Hình 6.1: Biến động CBR Việt Nam thời kỳ 2005-2012

70

Trong biểu đồ trên, các cột đứng nói lên sự độ lớn của CBR (tỷ suất sinh thô) Việt Nam qua từng năm, từ 1999 đến 2007. Các cột có bề rộng bằng nhau, còn chiều cao tương ứng với các đại lượng được biểu hiện. Trong DS-KHHGĐ, biểu đồ hình cột cũng được sử dụng khá rộng rãi. Tháp dân số cũng là một dạng của biểu đồ này.

Các đồ thị đường (line) cũng thường được dùng để biểu hiện sự biến động của hiện tượng theo số liệu trên. Ngoài ra, nhiều trường hợp khác cũng sử dụng đồ thị line để biểu thị sự biến động. Trong DS-KHHGĐ, có thể dùng đồ thị này biểu thị biến động mức sinh theo tuổi hoặc nhóm tuổi như hình 6.2 sau.

Trên đồ thị line, trục hoành thường được dùng để biểu hiện thời gian, còn trục tung biểu hiện các mức độ của chỉ tiêu nghiên cứu. Một chú ý quan trọng khi vẽ loại đồ thị này là phải xác định độ khắc trên các trục toạ độ cho thích hợp, vì độ khắc có ảnh hưởng trực tiếp đến độ dốc của đường gấp khúc. Nếu độ khắc trên trục tung quá nhỏ so với độ khắc trên trục hoành, đường gấp khúc sẽ vươn dài một cách quá mức, độ dốc của đường sẽ không thấy rõ. Ngược lại, nếu độ khắc trên trục tung quá lớn so với độ khắc trên trục hoành, đường gấp khúc sẽ vươn cao quá mức, độ dốc quá lớn gây cho người xem ấn tượng phóng đại sự phát triển của hiện tượng.

Hình 6.2. Biến động ASFR theo nhóm tuổi, Việt Nam – 1989, 1999, 2009

71

Đồ thị kết cấu: Biểu hiện kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng, thường dùng các loại biểu đồ hình cột và hình tròn (có chia nhỏ thành các hình quạt). Hình 6.3 và 6.4 là các biểu đồ biểu thị cơ cấu tuổi của dân số cả nước và các vùng của nước ta năm 2005.

Hình 6.3. Biểu đồ cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam năm 1999 và 2012

Nguồn: Tổng điều tra dân số 1999 và Điều tra biến động DS-KHHGĐ, năm

20012- TCTK

Hình 6.4. Biểu đồ cơ cấu tuổi của dân số của Việt Nam năm qua các cuô ̣c tổng điều tra 1979. 1989, 1999, 2009

Nguồn: Số liê ̣u các cuộc tổng điều tra dân số 1979,1989,1999, 2009

Đồ thị liên hệ: Bỉểu thị mối quan hệ giữa hai tiêu thức, người ta thường sử dụng đồ thị đường gấp khúc. Trục hoành của đồ thị biểu hiện trị số của tiêu thức nguyên nhân (tiêu

Năm 1999

33.11

58.85 8.04

72

thức gây ảnh hưởng), ký hiệu là X. Trục tung của đồ thị biểu hiện tiêu thức kết quả (tiêu thức chịu ảnh hưởng, ký hiệu là Y).

Bảng 6.1. Chỉ số phát triển con người (HDI) và tổng tỷ suất sinh (TFR) của các tỉnh thành/thành phố ở Viê ̣t Nam

STT Tỉnh/Thành phố HDI (2008) (X) TFR (con/1 phụ nữ (2012) (Y) 1 Vĩnh Phúc 0.742 2.07 2 Hải Dương 0.723 2.07 3 Hòa Bình 0.771 2.08 4 Bắc Giang 0.687 2.09

5 Tp. Hồ Chí Minh 0.773 1.33

6 Đồng Tháp 0.691 1.57

7 Cần Thơ 0.751 1.58

8 Ninh Thuâ ̣n 0.655 2.25

9 Thừa Thiên Huế 0.694 2.38

10 Bình Phước 0.701 2.22

11 Kon Tum 0.641 3.16

Theo số liệu về Chỉ số phát triển con người (HDI) và Tổng tỷ suất sinh (TFR) của các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2004 (bảng 6.1), ta có thể xây dựng được đồ thị phản ánh mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này ở hình 6.5, Trong đồ thị này, Chỉ số phát triển con người được chọn làm tiêu thức nguyên nhân (x), còn Tổng tỷ suất sinh là tiêu thức kết quả (y). Như vậy, đồ thị này phản ánh mức độ ảnh hưởng của phát triển đến mức sinh ở mô ̣t số tỉnh/thành ta ̣i Viê ̣t Nam. Dựa vào hình dạng của đường gấp khúc của hình 6.5, ta thấy HDI có quan hệ tỷ lệ nghịch với TFR và với dạng gần giống một đường thẳng. Đường đứt nét trong đồ thị biểu diễn xu hướng của mối liên hệ này.

73

Hình 6.5. Đồ thi ̣ mối quan hê ̣ giữa chỉ số phát triển con người HDI (2008) và Tổng tỷ suất sinh (2012) của mô ̣t số tỉnh ở Viê ̣t Nam.

Đồ thị ra đa: Đồ thị mạng nhện (biểu đồ ra đa) có thể được sử dụng để biểu thị tình hình hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu nghiên cứu của một đơn vị qua các tháng trong năm (12 tháng).Trong biểu đồ mạng nhện, đường tròn được chia thành các phần bằng nhau. Nếu để biểu diễn cho các tháng trong năm thì nó được chia thành 12 phần bằng nhau tương ứng với 12 tháng trong năm. Các đa giác đều đồng tâm biểu thị thang đo. Trong trường hợp này, đường thang đo 100 biểu thị mức hoàn thành kế hoạch. Quan sát dạng của đồ thị, dễ dàng nhận thấy các điểm nằm ngoài đường thang đo 100 là các tháng hoàn thành vượt mức kế hoạch và khoảng cách giữa đồ thị với đường này càng xa, vượt mức kế hoạch càng lớn. Ngược lại, các điểm nằm trong đường thanh đo 100 là các tháng không hoàn thành kế hoạch.

Theo hình 6.6, ta thấy xã N có mức hoàn thành kế hoạch thực hiê ̣n tránh thai thấp nhất vào tháng 3 và tháng 10 vượt kế hoạch lơn nhất. Ưu điểm lớn của biểu đồ ra đa biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch còn ở chỗ nó có thể được sử dụng để biểu thị mức độ kế hoạch và mức độ thực tế đạt được về trị số của một chỉ tiêu nào đó.

74

Hình 6.6. Tình hình thực hiê ̣n biê ̣n pháp tránh thai của xã N trong năm 2014.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 75 - 80)