Thẩm định hệ thống đôi

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 123 - 140)

5. Lập báo cáo của ban dân số xã

6.3.Thẩm định hệ thống đôi

Công tác phúc tra được tổ chức độc lập sau khi thu thập thông tin nhằm kiểm tra mức độ chính xác của thông tin thu được và điều chỉnh số liệu về biến động dân số đã được cập nhật trong Sổ A0. Các kết quả phúc tra cung cấp những thông tin cần thiết giúp CTV rút kinh nghiệm cho công tác cập nhật các dữ kiện nhân khẩu học mà mình phụ trách ngày càng đầy đủ và chính xác hơn..

6.3.1 Phạm vi và đối tượng thẩm định

Tuỳ từng mục đích thẩm định mà xác định số lượng địa bàn phúc tra cho thích hợp. Các địa bàn thẩm định được chọn ngẫu nhiên hệ thống dựa trên “danh sách các địa bàn của CTV ” của toàn bộ cấp cần thẩm định (xã, huyện, tỉnh hay cả nước).

Tại mỗi địa bàn đã chọn, cán bộ của đội thẩm định sử dụng "Sơ đồ địa bàn" và “Bảng kê số nhà, số hộ, số người” đã được lập để đến từng hộ tiến hành hỏi và ghi phiếu thẩm định.

Đối tượng thẩm định phụ thuộc vào nội dung cần thẩm định. Ví dụ có thể thẩm định số trẻ em mới sinh từ 1 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm; số người chết; số người chuyển đến hộ trong thời gian từ ngày mồng 1 đến hết ngày 31 tháng 12, và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai, vv....

6.3.2. Thời điểm và thời gian thẩm định

Để đảm bảo yêu cầu so sánh với kết quả mà CTV đã cập nhật được, thời điểm để xác định tổng số nhân khẩu thực tế thường trú (TTTT) là 0 giờ ngày 1 tháng 1 của năm sau năm thẩm định (tức là hết ngày 31 tháng 12 của thời kỳ cần thẩm định).

Công tác thẩm định được thực hiện trong tháng tiếp theo tháng cuối cùng của thời kỳ cần thẩm định (Tháng Giêng năm 2014, nếu thời kỳ thẩm định là 12 tháng của

118

năm 2013). Cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định sẽ thành lập các đội thẩm định. Mỗi đội thẩm định phụ trách công tác thẩm định tại một số địa bàn đã chọn. Đội thẩm định thực hiện việc phỏng vấn ghi phiếu thẩm định trong 3-5 ngày/1địa bàn tuỳ theo quy mô dân số của các địa bàn đã được chọn thẩm định (riêng đối với các địa bàn vùng nông thôn, miền núi có thể quy định số ngày thẩm định dài hơn).

6.3.3. Phương pháp thẩm định

Việc thẩm định được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp, nghĩa là cán thẩm định đến từng hộ để xác định lại tổng số nhân khẩu thực tế thường trú trong hộ tính đến 1 tháng Giêng, hỏi và ghi các thông tin từng nhân khẩu vào phiếu thẩm định.

Sau khi phiếu thẩm định đã được thu thập, áp dụng phương pháp “hệ thống đôi”, tiến hành đối chiếu phiếu thẩm định với các ghi chép trong Sổ A0 theo từng hộ, từng địa bàn, về các chỉ tiêu: Số sinh, số chết, số chuyển đến.

6.3.4. Nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định được thiết kế trên "Phiếu thẩm định”. Bao gồm một số câu hỏi liên quan đến thông tin của hộ giống như các thông tin trong số A0. Các khái niệm, cách hỏi và cách ghi chép các chỉ tiêu ở phiếu thẩm định hoàn toàn giống với cách làm của CTV khi cập nhật thông tin trong sổ A0.

6.3.5. So sánh, đối chiếu thông tin về các sự kiện sinh, chết, chuyển đến giữa phiếu thẩm định và Sổ A0:

Sau khi xử lý kết quả thẩm định cần so sánh thông tin thu được về số lượng sinh, chết, chuyển đến với kết quả có được khi CTV ghi chép sổ A0. Nếu kết quả phúc tra trùng với kết quả do CTV thu thập ban đầu tại sổ A0 thì cán bộ thẩm định ghi nhận xét vào phiếu thẩm định là cộng tác thu thập số liệu của CTV là chính xác. Nếu so sánh hai kết quả này thấy có sự khác nhau, cán bộ thẩm định lập biên bản và yêu cầu CTV cập nhật lại số liệu trong số A0.

Để so sánh và kết luận cho 1 sự kiện (sinh, chết, chuyển đến) xảy ra trong cùng 1 hộ được ghi vào Sổ A0 và phiếu thẩm định là giống nhau hay không giống nhau, qui định chung là phải căn cứ vào các tiêu thức chính là: Họ và tên, giới tính, tháng/ năm

119

sinh, tháng/năm chết. Nếu các tiêu thức chính nêu trên giống nhau thì coi đó là 1 sự kiện mà cả trong Sổ A0 và trong thẩm định đều thu được cũng một kết quả.

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Đồ thi ̣ thống kê là gì? Đồ thi ̣ thống kê có tác du ̣ng gì? 2) Có những loa ̣i đồ thi ̣ thống kê nào?

3) Những yêu cầu chung đối với viê ̣c xây dựng đồ thi ̣ thống kê

D.LƯỢNG GIÁ

Câu 1. Đồ thị thống kê là các ……….. hoặc ………. Dùng để mưu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê

Câu 2: Đồ thị phát triển dùng để biểu hiện……….. theo thời gian và so sánh giữa các hiện tượng. Có thể dùng:

1. Hình cột 2. Hình tròn 3. Đường thẳng 4. Đường gấp khúc 5. Tất cả các loại trên

Câu 3. Có bảng số liệu sau hãy biễu diễn các số liệu trên đồ thị và phân tích sự biến động của cơ cấu dân số Việt Nam

Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam từ 1979 đến 2009 (%)

Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009

0-14 42,5 39,2 33,1 24,5 15-64 53,1 56,1 61,1 69,1

65+ 4,4 4,7 5,8 6,4

Tổng số 100 100 100 100

Câu 4: Hãy biểu diễn số liệu sau lên đồ thị và phân tích kết cấu của các BPTT đã được sử dụng của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ của Hà Nội năm 2014, với số liệu như sau:

120

- Tỷ lệ phụ nữ/cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại 78% - Tỷ lệ phụ nữ/cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống 10% - Tỷ lệ phụ nữ/cặp vợ chồng không thực hiện BPTT 12%.

Câu 5. Hãy biểu diễn trên đồ thị mối quan hệ giữa tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi của Việt nam theo số liệu sau

1999: 15-19 (29%o); 20-24 (158%o); 25-29 (135%0); 30-34 (81%o); 35-39 (41%o); 40-44 (20%o)

2009: 15-19 (24%0); 20-24 (121%o); 25-28 (133%o); 30-34 (81%o); 35-39 (37%o) 40-44 (10%o) 45-49 (6%o)

121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công Văn số: 77/TCDS-KHTC ngày 22 tháng 2 năm 2012, về việc hướng dẫn ghi chép ban đầu vào Sổ A0, ghi Phiếu thu tin và lập báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ.

2. Giáo trình Dân số học. Viện Dân số và các vấn đề xã hội, năm 2008.

3. Giáo trình Dân số học cơ bản (dành cho đào tạo trung cấp Dân số Y tế). Bộ Y tế, năm 2012.

4. Quyết định số 379/2002/QĐ – BYT ngày 08/02/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành Quy chế thống kê y tế.

5. Quyết định số 2554/2002/QĐ – BYT ngày 04//7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu sổ sách và mẫu báo cáo thống kê y tế.

6. Quyết định số 437/QĐ-TCDS ngày 16/11/2011 của Tổng cục DS-KHHGĐ về việc ban hành qui định tạm thời mẫu sổ hộ ghi chép ban đầu.

7. Tài liệu Dân số học. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011.

8. Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho cán bộ cấp xã. Tổng cục DS- KHHGĐ, năm 2009.

9. Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho cán bộ cấp xã. Tổng cục DS- KHHGĐ, năm 2009.

10. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ, năm 2013.

122

PHỤ LỤC

ĐÁP ÁN TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ Bài 1

Câu 1: Tiêu thức thống kê là một khái niệm chỉ đặc điểm của các đơn vị tổng thể được chọn để nghiên cứu

Câu 2: Tiêu thức thống kê có những loại sau

1.Tiêu thức thuộc tính (không biểu hiện bằng con số, thường thể hiện bằng các thuật ngữ chỉ tính chất của đơn vị tổng thể)

2. Tiêu thức số lượng (biểu hiện trực tiếp bằng con số) 3. Cả hai loại trên

Câu 3: Một chỉ tiêu thống kê cần bao gồm những thành phần nào sau đây?

10.Tên gọi của chỉ tiêu) 11.Điều kiện thời gian 12. Điều kiện không gian

13. Mức độ của chỉ tiêu (quy mô hoặc cường độ) 14. Đơn vị tính

15.Tất cả các yếu tố trên

Câu 4. Thống kê dân số -KHHGĐ có nhiệm vụ nào sau đây:

1. Nghiên cứu qui mô, các xu hướng biến động của dân số theo vùng lãnh thổ 2. Nghiên cứu cơ cấu dân số (tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân….)

3. Nghiên cứu biến động tự nhiên dân số 4. Nghiên cứu biến động cơ học dân số

5. Đưa ra các số liệu phản ánh tình hình chất lượng dân số 6. Nghiên cứu về tình hình thực hiện KHHGĐ

7. Tất cả các yếu tố trên

Câu 5: Các nguyên tắc của hoạt động thống kê dân số -KHHGĐ

1.Đảm bảo tỉnh trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời 2. Đảm bải tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê

123

4. Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra và các chế độ báo cáo thống kê

5. Tất cả các phương án trên.

Bài 2

Câu 1: Ở Viê ̣t Nam có những loa ̣i nguồn số liê ̣u Dân số _KHHGĐ nào sau đây:

1.Các báo cáo thống kê 3. Tổng điều tra dân số

4. Các cuộc điều tra mẫu về dân số KHHGĐ 5. Tất cả các nguồn trên

Câu 2: Thống kê thường xuyên Dân số bao gồm những loại nào?

5. Thống kê biến động tự nhiên 6. Thống kê biến động cơ học

7. Thống kê tình hình thực hiện KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số 8. Tất cả các hoạt động trên.

Câu 3: Thống kê biến động tự nhiên gồm những thành phần nào

5. Thống kê mức sinh 6. Thống kê mức chết 7. Thống kê về hôn nhân 8. Tất cả các thành phần trên

Câu 4: Thống kê biến động cơ học có nhiệm vụ xác định chỉ tiêu nào?

4. Tỷ suất nhập cư 5. Tỷ xuất xuất cư 6. Tỷ suất di dân thuần 7. Tất cả các tỷ suất trên

Câu 5: Thống kê Dân số -KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số có nhiệm vụ xác định chỉ tiêu nào?

7. Tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng BPTT chung 8. Tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiện đại

124 9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 10.Tỷ lệ bà mẹ sàng lọc trước sinh

11.Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sịnh 12.Tất các các chỉ tiêu trên

Câu 6: Đặc điểm cơ bản của Tổng điều tra Dân số

6. Điều tra theo từng người

7. Điều tra tất cả nước hoặc vùng lãnh thổ (Tính toàn thể, toàn bộ)

8. Tính đồng thời (đến số dân và đặc điểm của người dân phải được lấy theo một mốc thời gian nhất định và thống nhất)

9. Tính chu kỳ (5 năm hoặc 10 năm/01 lần) 10.Tất cả các đặc điểm trên

Câu 7: Đặc điểm của các cuộc điều tra mẫu về Dân số.

1. Là điều tra chỉ tiến hành trên một số lượng mẫu nhất định (điều tra không toàn bộ

2. Điều tra chọn mẫu thường tiến hành nhanh hơn tổng điều tra dân số

3.Có thể mở rộng nội dung điều tra để nghiên cứu nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu

4. Thu thập số liệu có độ chính xác cao

5. Một cơ quan nhỏ cũng có thể tiến hành được 6. Tất cả các đặc điểm trên

Câu 8: Hạn chế của điều tra chọn mẫu

1. Luôn tồn tại sai số chọn mẫu

2. Kết quả điều tra không thể tiến hành phân tổ theo mọi tiêu thức nghiên cứu 3.Có sai sót do bó sót cả một địa bàn dân cư do không chuẩn bị sơ đồ không tốt

Câu 9: Các quy định chung của ghi chép số ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ (Sổ A0)

1.Phản ảnh thông tin cơ bản nhất của từng người trong hộ dân cư , thông tin về KHHGĐ và thông tin về các thay đổi của các thành viên trong hộ gia đình

125

2. Cộng tác viên thôn bản có nhiệm vụ ghi chép và lưu giữ, bảo quản, theo dõi và cập nhật số A0

3.Cán bộ dân số xã có nhiệm vụ kiểm tra sổ A0, thẩm định thông tin trên số A0, hàng tháng định kỳ tập hợp và gửi phiếu thu thông tin lên ban dân số huyện

4.Tất cả các quy định trên

Câu 10: Nguyên tắc ghi chép thông tin vào số A0

1.Công tác viên ngồi nhà nhớ lại và ghi chép vì họ đã quen với mọi hộ gia đình 2. Phải đảm bảo thật sự khách quan

3. Không biết không điền vào đổ A0

4. Sử dụng đúng khái niệm và phạm vi hướng dẫn

Câu 11: Trong sổ A0 địa chỉ của hộ cần ghi :

1.Ở phía trên bên phải của biểu ghi thông tin cơ bản 2. Địa chỉ của hộ là nơi ở của hộ

3. Đối với khu vực thành thị thì ghi số nhà

4. Đối với khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn thì ghi tên chủ hộ 5. Cần ghi theo tất cả yêu cầu trên

Câu 12: Trang chính của số A0 bao gồm những mục nào sau đây:

1.Thông tin cơ bản

2.Theo dõi kế hoạch hóa gia đình 3.Theo dõi các thay đổi

4.Tất cả các mục trên

Câu 13: Mục I của trang chính trong số A0 cần ghi thông tin nào sau đây:

1.Số thứ tự (ghi số thứ tự theo số người trong hộ) 2. Họ và tên

3. Quan hệ với chủ hộ 4. Giới tính

5. Ngày tháng năm sinh 6. Dân tộc

126 8. Trình độ chuyên môn

9. Tình trạng hôn nhân 10. Tình trạng cư trú 11. Tình Trạng tàn tật

12. Tất cả các thông tin trên đều cần thu thập

Câu 14: Cột tình trạng cư trú, cách ghi thông tin nào sau đây là ghi đúng?

1. Bỏ trống (không ghi) nếu người trong hộ thực tế thường trú có mặt

2. Ghi vắng, nếu người đó thực tế sinh sống ổn định trong hộ nhưng tại thời điểm ghi chép không có mặt trong một thời gian

3. Cả hai trường hợp ghi trên đều đúng

Câu 15: Những sai sót nào sau đây cần tránh khi ghi trang sổ A0

1. Không ghi ngày tháng năm sinh của từng người trong hộ

2. Không cập nhật các biện pháp tránh thai các cặp vợ chồng đang sử dụng trong tháng

3. Không ghi thông tin những người đi khỏi xã 4.Tất cả các sai sót trên đều phải tránh

Câu 16: Biểu 01-CTV (phiếu thu thông tin của cộng tác viên có những mục nào sau đây:

1. Danh sách trẻ em sinh ra 2. Danh sách người chết

3. Danh sách người chuyển đến

4. Danh sách người chuyển đi khỏi hộ 5. Danh sách trẻ em được sàng lọc sơ sinh

6. Danh sách bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh 7. Tất cả các danh sách trên đều đúng

Câu 17: Thẩm định mục số sinh trong phiếu thu thông tin cần dựa vào cơ sở nào?

1. Cột 5 (ngày tháng năm sinh trong mục I “thông tin cơ bản”

2. Mã “S” của tháng quan sát trong mục II “tình hình sử dụng các BPTT”

127 khác”

4. Cần dựa vào tất cả các thông tin trên để kiểm tra sai sót.

Câu 18: Thẩm định mục số người sử dụng các biện pháp tránh theo trong biểu 01-DSX- Báo cáo dân số -KHHGĐ tháng, cần đối chiếu các số liệu sau

1.Tổng số phụ nữ trong đội tuổi sinh đẻ có chồng

2. Số phụ nữ (cặp vợ chồng) sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại 3. Số phụ nữ (cặp vợi chồng) sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống 4. Số phụ nữ đang mang thai

5. Số phụ nữ nạo hút thai

6. Số phụ nữ không sử dụng các biên pháp tránh thai 7. Cần tất cả các số liệu trên để đối chiếu

Câu 19: Dựa vào thông tin tại câu hỏi 18, hãy điền vào chỗ trống để cho phương trình được hoàn thiện đúng

Tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng = Số phụ nữ (cặp vợ chồng) sử dụng BPTT hiện đại + số phụ nữ (cặp vợ chồng) sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống + Số phụ nữ mang thai+ Số phụ nữ nạo hút thai+ số phụ nữ không sử dụng BPTT

Câu 20: có 4 loại thông tin sau về kế hoạch hóa gia đình. Hãy điên dấu + hoặc – hoặc = để có một phương trình đúng Số cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT cuối năm = Số cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT đầu năm (cuối năm trước

+ Số mới sử

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) (Trang 123 - 140)