Định hướng phát triển của ngành than

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tuyển than cửa ông vinacomin (Trang 78)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Định hướng phát triển của ngành than

3.1.1. Quan điểm phát triển của ngành than.

- Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng.

- Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác. Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước v.v…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế.

- Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành.

- Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than trên cơ sở doanh nghiệp do Nhà nước chi phối đóng vai trò chủ đạo; thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

- Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh; đảm bảo an toàn trong sản xuất.

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 67

3.1.2. Mục tiêu phát triển của ngành than.

3.1.2.1. Về thăm dò than.

a. Bể than Đông Bắc

- Đến hết năm 2015 hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030.

b. Bể than đồng bằng sông Hồng

- Lựa chọn một số diện tích chứa than có triển vọng, có điều kiện địa chất - mỏ thích hợp để tiến hành thăm dò trong kỳ kế hoạch 2012 - 2015, phục vụ việc đầu tư khai thác thử nghiệm và cuối kỳ kế hoạch.

- Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai một số dự án thử nghiệm, tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ phù hợp. Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi thuộc khối nâng Khoái Châu - Tiền Hải.

3.1.2.2. Về khai thác than.

Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của Quy hoạch:

- Năm 2015: 55 - 58 triệu tấn. - Năm 2020: 60 - 65 triệu tấn. - Năm 2025: 66 - 70 triệu tấn. - Năm 2030: trên 75 triệu tấn.

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 68

3.1.2.3. Về sàng tuyển, chế biến than.

Trước năm 2015 hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh nhằm mục tiêu tối ưu hóa công tác vận chuyển than, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng về các chủng loại than qua sàng tuyển và đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển đô thị vùng than

3.1.2.4. Về bảo vệ môi trường.

Đến năm 2015 cơ bản đạt các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…); đến năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn các vùng mỏ.

3.1.2.5. Về thị trường than.

Chuyển nhanh hoạt động ngành than theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nước.

3.1.3. Dự báo nhu cầu than.

Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu than sửdụng trong nước theo các giai đoạn.

(Đơn vị: triệu tấn) Nhu cầu than 2012 2015 2020 2025 2030 P/A cơ sở P/A cao P/A cơ sở P/A cao P/A

cơ sở P/A cao

P/A

cơ sở P/A cao

P/A

cơ sở P/A cao

Tổng số 32,9 33,7 56,2 60,7 112,4 120,3 145,5 177,5 220,3 270,1 Trong

đó, than cho điện

14,4 15,2 33,6 38,0 82,8 90,8 112,7 144,7 181,3 231,1

3.2. Mục tiêu vàphương hướng hoạt động của Công ty.

3.2.1. Mục tiêu.

Dựa vào kết quả kinh doanh những năm qua, kết hợp với dự tính sản lượng của Vinacomin. Công ty đề ra mục tiêu phát triểnvề sản lượng và doanh thunhư trong Bảng 3.2.

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 69

Bảng 3.2. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty TTCO đến năm 2020

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Sản phẩm chủ yếu Than mua mỏ 1000T 11.000 11.000 11.500 12.000 12.500 13.000 13.000 Than thành phẩm sản xuất 1000T 9.125 9.125 9.568 9.984 10.400 10.816 10.816 Than tiêu thụ 1000T 9.225 9.225 9.568 9.984 10.400 10.816 10.816 2 Doanh thu bán hàng và dịch vụ Tỷ.đồng 12.226 13.243 14.421 15.781 17.221 18.743 19.419 3 Lợi nhuận Tỷ.đồng 34 37 40 44 48 52 54 3.2.1. Phương hướng.

- Duy trì ổn định và hoàn thiện công nghệ để hoàn thành mục tiêusản xuất từ nay đến năm 2020 trong các lĩnh vực kéo mỏ, sàng tuyển và tiêu thụ than.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng môi trường làm việc của CBCNV.

- Đồng bộ hoá cơ sở hạ tầng sản xuất của Công ty để đảm bảo phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2014-2020.

- Đầu tư theo định hướng phát triển của Vinacomin, đón bắt kịp thời tốc độ phát triển chung của toàn ngành đến năm 2020. Chọn lựa các mục tiêu đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện công nghệ ở tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất của Công ty, từng bước áp dụng công nghệ tự động hoá vào các khâu sản xuất.

- Chú trọng sửa chữa máy móc thiết bị duy trì sản xuất ổn định.

- Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn, tinh giản bộ máy điều hành, quản lý của Công ty. Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân kĩ thuật.

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 70

Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Tập đoàn trong tiến trình hội nhập kinh tế thị trường.

- Đảm bảo thu nhập theo tốc độ tăng năng xuất lao động. Quan tâm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho CBCNV.

- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Công ty xác định là nhà sản xuất sàng tuyển chính đáp ứng cho thị trường xuất khẩu và nội địa các loại than có chất lượng, cung cấp than cho nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, nhiệt điện Mông Dương. Phát triển một số ngành nghề sản xuất khác ngoài than để tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho CBCNV.

3.3. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Tuyển than Cửa Ông - Vinacomin. Công ty Tuyển than Cửa Ông - Vinacomin.

3.3.1. Giải phápthay đổi công nghệsản xuất.

Hiện tại với mức sản lượng than nguyên khai đầu vào hàng năm xấp xỉ 11 triệu tấn/năm và dự kiến đạt 13 triệu tấn/năm vào năm 2020. Với mức sản lượng như vậy lượng bùn cần xử lý của Công ty là 1,65 triệu tấn/năm đến 1,95 triệu tấn/năm. Dây chuyền sản xuất của Công ty hiện nay đã xử lý được khoảng 1,1 triệu tấn/năm. Phần bùn còn lại được bơm ra hồ đất với với công nghệ lắng tự nhiên để thu hồi than bùn và nước tuần hoàn. Tuy nhiên với công nghệ này than bùn được để lắng từ 3 - 4 tháng sau đó được bốc xúc lên kho phơi khô rồi mới pha trộn được.Với công nghệ thủ công này cần một diện tích rất lớn để xây dưng hồ lắng và kho phơi than bùn cũng nhưphải huy động rất lớn nhân công và máy móc thực hiện nhưng lượng nước tuần hoàn thu hồi được rất hạn chế (vì phần lớn nước bị mất mát trong quá trình để lắng và phơi bùn) và chất lượng than bùn thu được cũng không cao (độ ẩm khoảng 30%). Mặt khác trong quá trình khai thác lại phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, cụ thể khi trời mưa thì lượng than bùn vừa mới phơi khô được lại bị hỏng lãng phí chi phí sản xuất (năm 2013, Công ty lãng phí khoảng 268,68 triệu đồng). Ngoài ra trong quá trình vận chuyển việc phát sinh bụi than gây tác động xấu đến môi trường là điều không thể tránh khỏi.

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 71

Qua tìm hiểu công nghệ sản xuất của một số nướctiên tiến, so sánh với công nghệ sản xuất hiện tại của Công tyvà dự báo nhu cầu than của nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, Mông Dương trong thời gian tới. Nhận thấy, Công ty nên nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý bùn nước.

3.3.1.1. Lựa chọn thiết bị công nghệ.

a. Lựa chọn dây chuyền công nghệ.

Trên cơ sở tìm hiểu đánh giá các dây truyền công nghệ của các nước tiến tiến, thiết bị công nghệ chính của nhà máy lựa chọn là máy lọc tăng áp dạng đĩa nhằm tăng tính ổn định công nghệ cũng như giảm chi phí dự phòng thiết bị trong quá trình vận hành nhà máy.

Hình 3.1. Sơ đồ xử lý bùn nước

Bùn than từ đáy bể cô đặc ở hai nhà máy tuyển được cấp vào thùng khuấy tiếp xúc với thuốc trợ lọc và được bơm vào máy lọc tăng áp. Máy lọc tăng áp dạng đĩa được đặt trong buồng áp lực kín (hộp tăng áp), bên trong hộp tăng áp được cấp

Bùn than từ NM TT1 + TT2

Thùng khuấy

Máy lọc ép tăng áp

Thuốc trợ lọc

Than bùn Nước tuần hoàn

Kho chứa có mái che

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 72

đầy khí nén với áp lực nhất định, dưới tác dụng của khí nén, bùn than từ máng chứa bùn than được hút vào đĩa lọc, nước lọc tháo ra ngoài hộp tăng áp và được chảy về hồ lắng thứ cấp đểcấp lại cho các nhà máy tuyển. Hạt rắn trong bùn than được hút lại trên bề mặt các đĩa lọc và hình thành bánh than. Bánh than lọc dưới tác dụng của khí nén được tách nước làm khô, sau đó chuyển vào bộ phận dỡ liệu cấp liệu xuống máng cào ở dưới máy lọc. Máng cào chuyển than tập trung vào thiết bị tháo liệu, khi bánh than sau lọc trong thiết bị tháo liệu đạt đến một lượng nhất định sẽ tháo ra ngoài được máy cấp liệu đĩa cấp vào băng tải vận chuyển đến kho than hoặc chuyển trực tiếp sang nhà máy tuyển than 3.

Chất lượng sản phẩm sau xử lý:

- Độ ẩm than sau lọc ép tăng áp: 18 ÷ 22%; - Nước sau lọc ép: 5 ÷ 10 g/l;

b. Xác định công suất của nhà máy.

Công suất của nhà máy được xác định như sau:

33 , 155 . . 304.3.6 850000= = = h a n Q q (T/h) Trong đó:

Q: Bùn than cần được xử lý: 850.000 T/năm (tính cả dự phòng) n: Số ngày làm việc trong năm: 304 ngày

a: Số ca làm việc trong ngày: 3 ca h: Số giờ chạy máy trong ca: 6 giờ

Vậy công suất của nhà máy được xác định là (làm tròn): 155 T/h c. Cân bằng sản phẩm và lựa chọn thiết bị công nghệ chính.

Cân bằng sản phẩm: trên cơ sở khối lượng bùn vào lọc, đặc điểm chất lượng than lọc. Sản phẩm than sau xử lý được xác định như Bảng 3.3.

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 73

Bảng 3.3. Cân bằng sản phẩm than nhà máy xử lý bùn nước.

Stt Tên sản phẩm Đơn vị Khối lượng Tỷ lệ %

2015 2016 2017 2018 2019÷2030 I Sản lượng 1000Tấn 11.000 11.500 12.000 12.500 13.000

II Sản lượng than bùn 1000Tấn 275 625 700 775 850 100% A Phương pháp tự nhiên

1 Thu hồi than bùn độ ẩm 30% theo sản lượng

than bùn 1000Tấn 257 585 655 725 795 93,56%

2 Than bùn mất theo nước 1000Tấn 18 40 45 50 55 6,44%

3 Nước thu hồi theo công nghệ (1,8m3/tấn) 1000m3 495 1.125 1.260 1.395 1.530

B Phương pháp qua lọc ép

1 Thu hồi than bùn độ ẩm 20% theo sản lượng

than bùn 1000Tấn 270 613 687 761 834 98,14%

2 Than bùn mất theo nước 1000Tấn 5 12 13 14 16 1,86%

3 Nước thu hồi theo công nghệ (2,66m3/tấn) 1000m3 732 1.663 1.862 2.062 2.261

(Nguồn tham khảo: Phòng Tuyển than Công ty TTCO)

Ghi chú: Năm 2015 Nhà máy bắt đầu đưa vào chạy thử máy, năng suất chưa ổn định do đó lấy năng suất bằng 1/2 năng suất đạt của dây chuyền.

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 74

Lựa chọn một số thiết bị công nghệ chính: Việc lựa chọn thiết bị được dự trên nguyên tắc, phù hợp với dây chuyền công nghệ hiện có của Công ty, thiết bịvận hành ổn định, độ tin cậycao, hiệu quả cao, tiêu hao năng lượng thấp, kỹ thuật tiên tiến. Do Việt Nam chưa sản xuất được các thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ lọc ép nên phần lớn thiết bị sẽ nhập của các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Úc... Trên cơ sở năng suất yêu cầu.

- Tính chọn máy lọc ép: Chọn loại máy lọc ép tăng áp kiểu GPJ120/3-C có các thông số như sau:

+ Năng lực sản xuất: 260÷500kg/m2h + Diện tích lọc ép: 120m2.

- Tính chọn số máy lọc: Với nồng độ bùn đầu vào (theo công nghệ sản xuất hiện có của Công ty) là 250 ÷ 320 g/l, năng suất là 400÷440 kg/m2h.

+ Chọn năng lực sản xuất trung bình của máy lọc: 420 kg/m2h. + Diện tích lọc ép: 120m2. + Số máy lọc tăng áp cần dùng: 5 , 3 120 42 , 0 15 , 1 155 = = = x x l q q n (máy) Trong đó: q: Khối lượng bùn cần lọc: 155 T/h. Hệ sốdự phòng công suất: 1,15 Vậy chọn số máy làm việc là: 4 máy

3.3.1.2. Xác định tổng mức đầu tư.

Căn cứ trên các tài liệu tham khảo vể quy mô nhà máy so sánh với mặt bằng sản xuất của Công ty; các quy địnhcủa nhà nước về quản lý chi phí dự đầu tư xây dựng công trình, chế độ, chính sách, thông báo giá thiết bị, vật tư ở thời điểm hiện

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 75

tại. Cùng với giả thiết vốn đầu tư được huy động từ vốn vay thương mại với lãi suất 12% nămvà được trả trong vòng 6 năm.

Kết quả tính toán xác định tổng mức đầu tư được thể hiện trongcác bảng 3.4 và Phụ lục 1:

Bảng 3.4. Tổng mức đầu tưNhà máy xử lý bùn nước

Stt Khoản mục đầu tư

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tuyển than cửa ông vinacomin (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)