Giảm lãng phí do chờ đợi

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tuyển than cửa ông vinacomin (Trang 98 - 100)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

3.3.4.3.Giảm lãng phí do chờ đợi

3.3. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của

3.3.4.3.Giảm lãng phí do chờ đợi

Mục tiêu của giải pháp: giảm được 30% thời gian dừng thiết bị(tương đương 192 giờ), tức làthời gian dừng máytừ 661 giờ/năm giảm xuống còn 528 giờ/năm.

Như đã phân tích bên trên thì thời gian dừng máy chờ đợi sửa chữa, bảo dưỡng là khá lớn, ảnh hưởng đến năng suất lao động và năng lực sản xuất của Công ty. Để giảm thời gian này cần thực hiệc cac nội dung công việc sau:

- Chia nhân viên bảo dưỡng thành 2 nhóm với 2 chức năng riêng biệt: nhóm sửa chữa máy và nhóm bảo dưỡng máy định kỳ nhằm chuyên môn hóa công việc bảo dưỡng máy. Sau khi bảo dưỡng máy, trước khi đưa máy vào sản xuất thì quản lý bảo dưỡng sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu để đảm bảo thiết bị được bảo dưỡng tốt hơn. Điều này đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định hơn.

- Thay đổi phương pháp phân công nhiệm vụ của nhóm bảo dưỡng, sửa chữa máy. Phương pháp cũ là chia theo cụm máy dẫn đến bảo dưỡng của cụm máy này không hỗ trợ bảo dưỡng của cụm máy kia, kể cả trường hợp nhàn rỗi. Phương pháp mới là tập trung toàn bộ nhân viên bảo dưỡng ca về một vị trí, lập bảng phân chia công việc theo mức độ ưu tiên, như vậy khi có sựcố máy, nhóm người thứ tự ưu tiên đầu tiên sẽ sửa máy trước, nếu nhóm người đầu tiên chưa sủa xong mà có máy tiếp theo bị sự cố thì nhóm người có thứ tự ưu tiên kế tiếp sẽ sửa chữa. Như vậy không có trường hợp nào đùn đẩy công việc được nữa.

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 87

Lập giáo trình đào tạo nhân viên bảo dưỡng trên cơ sở đặc thù máy móc, thiết bị của công ty và thống kê kinh nghiệm trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng. Đánh giá nhân viên bảo dưỡng định kỳ, qua đó nhằm phát hiện nhân viên kỹ năng thấp và có kế hoạch đào tạo nâng cao kỹ năng.

Lập quỹ khen thưởng các các nhân, tập thể có nhiều cải tiến trong việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, giảm được thời gian sửa chữa, bảo dưỡng, tăng được thời gian chạy ổn định của thiết bị.

Nâng cao kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa là một hoạt động lâu dài, không thể cải thiện kỹ năng chỉ trong một thời gian ngắn được, do vậy đây là nhiệm vụ gian truân và cần sự kiên trì của quản lý nhóm bảo dưỡng.

Bảng 3.8. Dự kiến kết quả khi giảm được 30% thời giandừng thiết bị

Stt Nội dung Đơn vị Giá trị

I Tính sản lượng đưa vào sản xuất do

giảm thời gian dừng máy (Dự kiến) Tấn 479.655

1 Năng lực sản xuất toàn của công ty Tấn/giờ 2.423 2 Thời gian dưng máy giảm được (Dự

kiến) Giờ 198

II Tính doanh thu (dự kiến) Đồng 526.244.356.480

1 Hế số thu hồi than thành phẩm(sản

lượng sản phẩm/Sản lương đầu vào) 0,89

2 Giá bán sản phẩm trung bình đồng/tấn 1.239.328

III Chi phí dự kiến (dự kiến) Đồng 525.953.333.278

1 Chi phí sản xuất trung bình đồng/tấn 1.238.643

IV Chênh lệch (dự kiến) Đồng 291.023.202

Dựa trên kết qủa kinh doanh năm 2013 của công ty, với các chi phí khác không thay đổi, chỉ tính biến đổi chi phí sản xuất trực tiếp, dự tính kết quả giảm được 30% thời gian dừng máy, tăng được lợi nhuận dự kiến là 291.023.202 đồng.

Viện kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội 2012-2014

Học viên: Dương Ngọc Tân Lớp cao học QTKD 12AQTKD-HL 88

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tuyển than cửa ông vinacomin (Trang 98 - 100)