Cách thức hoạt động của dịch vụ QR PAY

Một phần của tài liệu 1922_003555 (Trang 25)

Công nghệ thanh toán qua hình thức QR code được phát triển dựa trên công nghệ mã vạch (Barcode) thường được sử dụng để tra cứu thông tin cụ thể về một loại sản phẩm nào đó. Mã QR được gia tăng số lượng các mã vạch theo chiều ngang và chiều sâu, trong khi mã vạch - Barcode chỉ có thể chứa một số lượng nhất định dữ liệu thì mã QR có thể chứa một khối lượng thông tin lớn hơn một cách đáng kể, đi kèm với đó là tính chất bảo mật cao nên có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Mã QR thường hiển thị dưới hình thức ô vuông màu đen trên nền trắng, bên trong có chứa nhiều ký tự chồng chéo được mã hóa và được quét bởi một máy đọc mã vạch hoặc điện thoại thông minh (Young-Sil Lee, Hoonjae Lee (2010).

Ngoài ra việc sử dụng công cụ thanh toán qua QR code cũng như một số loại hình thanh toán điện tử khác có những điểm khác biệt so với việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Theo đó người sử dụng dịch vụ phải trải qua một quá trình truy cập và chuyển nhượng quyền thanh toán bởi một tổ chức tài chính mà khách hàng đã đăng kí dịch vụ

trước đó. Trong quá trình này hàng loạt những chủ thể tiềm năng đóng vai trò nhất định bao gồm cả trực tiếp lẫn gián tiếp để có thể hoàn thành một giao dịch bất kì. Theo nghiên

cứu “Mobile Payment Market and Research” của Tomi Dahlberg1 và các cộng sựnhững

chủ thể có những vai trò nhất định trong quá trình này bao gồm: Nhà Cung

Cấp Sản Pham Dịch Vụ

Người Dùng Tô Chức TàiNgân Hàng,

Chính ( ... > Thiêt Bị Ngoại Vi Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Thanh Toán Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Bảo Mật Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Mạng

Hình 2.1: Các Chủ Thể Tham Gia Tiềm Năng Trong Quá Trình Thanh Toán Điện Tử

Trên thị trường hiện nay có hàng loạt định chế đóng vai trò là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ thanh toán, thông thường khách hàng thường sử dụng các sản phẩm do chính các ngân hàng và tô chức tài chính phát hành có thể kể đển như BIDV Smart Banking, MB mobile banking, ... Tuy nhiên bên cạnh những sản phẩm này, thì các loại hình ví điện tử là những nhà cung cấp dịch vụ độc lập có thể giúp cho khách hàng những tiện ích tương tự nhưng được phát triển một cách hiệu quả hơn: những sản phẩm nôi bật như MoMo, Zalo Pay.

1Dahlberg, T., Mallat, N., Ondrus, J., & Zmijewska, A. (2008). Past, present and future of mobile payments research: A literature review. Electronic commerce research and applications, 7(2), 165-181.

Trong phạm vi vĩ mô thì việc thực hiện thanh toán bằng QR code có những ưu điểm thực tế nổi bật như sau:

• Ngân hàng nhà nước có thể tiết kiệm chi phí trong việc phát hành, kiểm đếm và lưu chuyển tiền mặt

• Người sử dụng không cần duy trì tiền mặt tại tư gia

• Ngân hàng có thể tận dụng hiệu quả bút toán tiền tệ của mối khách hàng cá nhân tại ngân hàng.

Xuất trình QR Code

— ---ZLZ---O

Mặc dù có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác nhau tuy nhiên trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ bảo mật duy nhất là thông qua cổng thanh toán điện tử VietNam (Napas) do chính phủ cung cấp nhằm mục đích kiểm soát tính an toàn của từng giao dịch cũng như kiểm soát tính minh bạch của việc lưu chuyển tiền tệ qua kênh ngân hàng điện tử. Đây cũng là một điểm hạn chế khi phát triển thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam khi mà cơ sở hệ thống bảo mật của cổng thanh toán điện tử quốc gia theo không kịp với tốc độ phát triển về công nghệ của những sản phẩm thanh toán do các tổ chức tài chính cung cấp.

Về cách thức thực hiện thanh toán qua QR - code thì khách hàng có thể dễ dàng sử dụng khi sở hữu một thiết bị di động thông minh bất kì (Smart phone, máy tính bảng ... ) và có cài đặt ứng dụng cung cấp dịch vụ thanh toán như ví điện tử, ngân hàng điện tử hay thậm chí internet banking có tích hợp với QR Pay, sau đó sử dụng camera của thiết bị quét mã QR được cung cấp bởi nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ. Đối với mỗi giao dịch thanh toán mã QR sẽ cung cấp những thông tin giao dịch cần thiết như số hóa đơn, số tiền, thông tin ngân hàng và các thông tin giao dịch cần thiết. Công nghệ này có thể cung cấp sự bảo mật một cách tối đa vì dữ liệu cá nhân của khách hàng sẽ không được cung cấp hoặc lưu trữ bởi các nhà cung cấp dịch vụ từ đó có thể đảm bảo được việc mất trộm thông tin cá nhân người dùng sẽ không bị bắt nguồn từ nhà cung cấp.

Việc sử dụng thanh toán qua QR code có nhiều ưu điểm không chỉ mang tính vi mô mà còn mang nhiều lợi ích mang tính vĩ mô. Trong phạm vi của những doanh nghiệp tổ chức sử dụng dịch vụ này sẽ không phải đầu tư quá nhiều về cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị ngoại vi mà vẫn có thể đảm bảo khả năng mở rộng dịch vụ của khách hàng.

Scan QR Code

Nhập Số Tiền Thanh toán Xác Thực Thông Tin Hoàn Thành Thanh Toán

Hình 2.2: Quy Trình Thực Hiện Thanh Toán QR - Code 2.1. Tổng Quan Lý Thuyết Về Ý định Sử Dụng Dịch Vụ

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là hành vi lựa chọn dịch vụ thanh toán qua QR - code của người dân tại Việt Nam, cụ thể là đối tượng dân cư trên bộ phận địa bàn Quận 12 TP Hồ Chí Minh. Đề tài đưa ra một số học thuyết quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi dự định của các cá nhân và tổ chức được kiểm chứng thông qua hàng loạt những thí nghiệm thực nghiệm trong nhiều năm qua bao gồm: thuyết hành động hợp lý, thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ, ngoài ra tác giả còn đưa ra hàng loạt những bài nghiên cứu hiện có của một số tác giả về lĩnh vực này tại khu vực việt nam từ đó rút ra được mô hình nghiên cứu đề xuất cho bài nghiên cứu này.

2.2.1. Thuyết hành động hợp lý

Thuyết hành động hợp lý2 (Theory Of Reasoned Action - TRA) là học thuyết nghiên

cứu về hành vi tâm lý xã hội đầu tiên được đưa ra do Ajzen và các cộng sự của mình đưa ra vào năm 1980. Theo nội dung của học thuyết đưa ra rằng ý định hành vi của đối tượng nghiên cứu là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán hành vi tiêu dùng. Chúng được xây dựng dựa trên hai nội dung cơ sở là thái độ của người tiêu dùng và các chuẩn mực đánh giá chủ quan của người sử dụng lên sản phẩm dich vụ.

Đồng thời trong nghiên cứu này của Ajzen còn chỉ ra các nhân tố bên ngoài tác động lên thái độ của đối tượng nghiên cứu đó là niềm tin của đối tượng lên chất lượng cũng như uy tín của sản phẩm dịch vụ và niềm tin này được xây dựng dựa trên nhưng trải nghiệm thực tế của khách hàng hoặc người thân của đối tượng từ đó tác động một cách gián tiếp lên đối tượng nghiên cứu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải bất kì thông tin hay kinh nghiệm sử dụng nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và niềm tin của khách hàng mà quá trình này phải trải qua một cách có chọn lọc có thể ví dụ như nếu một đối tượng nghiên cứu chưa từng sử dụng một loại sản phẩm nào đó tuy nhiên lại nhận được những đánh giá tích cực từ cộng đồng cũng như người xung quanh sẽ không có một niềm tin vững chắc đối với kết quả hành vi tạo thành bởi việc trải nghiệm sử dụng sản phẩm bởi vì những đánh giá của cộng đồng chỉ được xem là một tác nhân gây nhiễu đến đối tượng nghiên cứu.

Ngoài ra trong bài nghiên cứu này của Ajzen còn nhắc đến một yếu tố là chuẩn chủ quan (Subjective Norm) được định nghĩa là nhận thức cảm nghĩ của những người thân xung quanh đối tượng nghiên cứu (bao gồm bạn bè, những thành viên trong gia đình) về sản phẩm dịch vụ dẫn đến việc tác động có tính xu hướng lên hành vi sử dụng của đối tượng nghiên cứu. Chuẩn chủ quan của một đối tượng được đo lường dựa trên hai yếu tố chính là niềm tin và sự thúc đẩy làm theo ý muốn của những người xung quanh lên đối tượng nghiên cứu. Từ hai yếu tố trên chuẩn chủ quan sẽ được hình thành trên quan hệ ý 2Fishbein, M., & Ajzen, I. (1980). Predicting and understanding consumer behavior: Attitude-behavior

correspondence. Understanding attitudes and predicting social behavior, 148-172.

kiến được xem xét bởi cá nhân đồng thời kết hợp với thái độ về sản phẩm dịch vụ của cá nhân hình thành trước đó tạo nên hành vi sử dụng hay không sản phẩm dịch vụ.của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân nên hay không nên thực hiện hành vi.

Hình 2.3: Thuyết hành động hợp ý

Nguồn: Ajzen, I. & Fishein (1980) Understanding Attitudes and Predicting Social

Nghiên cứu của Ajzen về hành động hợp lý được xem là một trong những nghiên cứ đi tiên phong trong việc phân tích tâm lý hành vi cho nên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu xót trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở lý thuyết đây đủ trong việc phân tích những yếu tố tác động lên đối tượng nghiên cứu trong một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên bởi vì là nghiên cứu đi tiên phong cho nên nghiên cứu về hành vi dự định trở thành nền tảng cho hàng loạt những nghiên cứu sau này.

2.2.2. Thuyết hành vi dự định

Thuyết hành vi dự định3 (Theory of Plan Behavior - TPB) là học thuyết tiếp theo được phát triển bởi Ajzen và các cộng sự nhằm mục đích bổ sung và phát triển cho thuyết hành động hợp lý của chính tác giả ra đời trước đó, trong lý thuyết mới này tác giả bổ sung

3Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211

thêm một nhân tố tác động lên ý định hành vi của con người là yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behaviral Control).Trong nghiên cứu này tác giả định nghĩa yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi là tính chất của hành động khi chủ thể thực hiện một hành động nào đó, nếu tính chất của hành động này là dễ dàng thì sẽ khuyến khích chủ thể thực hiện hành động có tính kiểm soát này. Mục tiêu của thuyết hành vi dự định là nhằm xác định, dự đoán hành vi có chủ đích và kế hoạch nên yếu tố này được đưa ra để tính toán các tình huống mà các cá nhân không có quyền kiểm soát hoặc không hoàn toàn tự nguyện thực hiện hành vi của họ.

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Nhận thức kiểm soát hành vi

Hình 2.4 Thuyết hành vi dự định (TPB)

Tuy chỉ bổ sung một nhân tố mới là yếu tố nhận thức về kiểm soát hành vi vào học thuyết của mình nhưng bổ sung này đã mang lại một bước tiến dài trong ngành khoa học phân tích tâm lý xã hội, cụ thể trong nghiên cứu “Perceived Behavioral Control in

Reasoned Action Theory: A Dual-Aspect Interpretatio”4 của Marco Yzer có nhận xét về

việc đưa vào biến nhận thức về kiểm soát hành vi rằng điều này đã nâng cao khả năng của thuyết hành động hợp lý trong việc giải thích ý định hành vi và dự đoán hành vi dẫn đến việc ứng dụng lý thuyết này như một công cụ để phát triển và can thiệp vào các hành vi mang lại những hiệu quả nhất định.

4 Yzer, M. (2012). Perceived behavioral control in reasoned action theory: A dual-aspect interpretation. The annals of the American academy of political and social science, 640(1), 101-117.

Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại vẫn có những quan điểm cho rằng vai trò của các học thuyết và cấu trúc về kiểm soát hành vi, nhận thức của đối tượng vẫn còn mơ hồ trong việc xác định chính xác mức độ đo lường của các yếu tố trong cấu trúc của học thuyết lên đối tượng nghiên cứu bởi nhiều nguyên nhât khách quan và chủ quan tuy nhiên tác giả vẫn cho rằng những cơ sở lý luận về cấu trúc mà Ajzen và các cộng sự đã xây dựng có những tính hữu ích và ý nghĩa nhất định lên việc giải thích ý định hành vi.

2.2.3. Thuyết chấp nhận công nghệ

Học thuyết chấp nhận công nghệ 5 (Technology Acceptance Mode) là một trong những

học thuyết phổ biến trong những nghiên cứu về phân tích hành vi của một đối tượng về việc sử dụng, thay đổi hệ thống thông tin và công nghệ mô hình được phát triển và xuất bản vào năm 1986 bởi Fred Davis và Richard Bagozzi.

Trong mô hình chấp nhận công nghệ Davis và các cộng sự đã xác định hai yếu tố chủ yếu để quyết định thay đổi thói quen sử dụng công nghệ của đối tượng nghiên cứu là nhận thức sự hữu ích Perceived Usefulness) và nhận thức về khả năng dễ sử dụng (Percerved Ease of Use). Hai yếu tố này được cho rằng có tác động mạnh mẽ lên sự hình thành ý định hay hành động của chủ thể, đặc biệt trong điều kiện thực tế quyết định ý thức sử dụng sản phẩm công nghệ chịu sự chi phối phức tạp của nhiều yếu tố khách quan. Ngoài ra trong bài nghiên cứu này hai tác giả đã phát biểu “những công nghệ mới ví dụ như máy tính cá nhân hay các thiết bị viễn thông khác rất phức tạp đối với một số đối tượng nhất định và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành thái độ và ý định cố gắng học cách sử dụng công nghệ mới là những tác nhân thúc đẩy việc trải nghiệm những sản phẩm này. Thái độ đối với việc sử dụng và ý định sử dụng có thể không rõ ràng hoặc thiếu niềm tin hoặc chỉ có thể xảy ra sau những nỗ lực sơ bộ để học cách sử dụng công nghệ phát triển.”

5Davis, J. C., & Sampson, R. J. (1986). Statistics and data analysis in geology (Vol. 646). New York et al.: Wiley.

Nhận thức khả năng dễ sử dụng

Nhận thức về sự hữu ích

Hình 2.5: Mô Hình Chấp Nhận Công Nghệ Nguyên Bản (TAM)

Tuy nhiên sau khi đưa ra học thuyết này có nhiều ý kiến trái chiều về những thiếu sót của mô hình nghiên cứu khi đưa ra những yếu tố chủ quan mặc dù mô hình vẫn được sử dụng rộng rãi trong nghiều nghiên cứu khác nhau. Đây cũng chính là động lực khiến Davis và các cộng sự phát triển cải thiện mô hình của mình bằng các phiên bản khác nhau

là TAM26 và TAM3. Theo đó trong nghiên cứu TAM2, Davis và Venkatesh7 đã bổ sung

về giả thiết là đối tượng nghiên cứu sẽ tự đưa ra những đánh giá lên tinh thành từ đó cân bằng hành vi và hậu quả của việc thay đổi nhằm mục tiêu hình thành cơ sở cho sự nhận thức về tính hữu ích của hệ thống.

Cuối cùng sau hàng loạt những thay đổi dựa trên sự phát triển của cộng đồng xã hội nhằm mục đích thiết lập một hệ thống có bài bản về những thay đổi nhận thức và hành vi của con người trong việc thay đổi chấp nhận sử dụng công nghệ mới, đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ về thay đổi công nghệ thông tin trong những năm sau này thì mô hình chấp nhận công nghệ thống nhất được đưa ra và nhận được sự đồng tình của hầu hết chuyên gia. Mô hình chấp nhận công nghệ sau cùng này là ma trận mối tương quan về đặc điểm cá nhân lẫn xã hội của đối tượng nghiên cứu và được mô hình hóa như sau:

6 Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1992). Extrinsic and intrinsic motivation to use computers in the workplace

1. Journal of applied social psychology, 22(14), 1111-1132.

7 Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a

unified view. MIS quarterly, 425-478.

Hình 2.6: Mô Hình Chấp Nhận Công Nghệ Thống Nhất 2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

2.3.1. Các nghiên cứu trong nước

-I- Nghiên cứu của nhóm tác giả đại học FPT (2010) về các nhân tố ảnh

Một phần của tài liệu 1922_003555 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w