Thang đo đánh giá mức độ đồng tình của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán QR thông qua ứng dụng EMB được ước lượng như sau: ■ Từ 1 đến nhỏ hơn 1.5: rất thấp ■ Từ 1.5 đến nhỏ hơn 2.5: thấp ■ Từ 2.5 đến nhỏ hơn 3.5: trung bình ■ Từ 3.5 đến 4.5: cao 49
Hình 4.5 Trung bình kết quả khảo sát biến nhân tố sự hữu ích
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhận xét: Thông qua kết quả thống kê từ bộ câu hỏi khảo sát của khách hàng về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán QR Pay cho thấy sự quan tâm của khách hàng về các quan sát cho biến “nhận thức sự hữu ích” đều rất cao (với giá trị trung bình các biến đều trên 4.14) trong đó hầu hết mọi người đều cho rằng việc thanh toán qua QR - Pay là một hình thức thanh toán an toàn với giá trị trung bình là 4.2216. Ngoài ra khách hàng ít quan tâm về các vấn đề tài chính cá nhân khi sử dụng dịch vụ thanh toán thông qua QR - Code, có nghĩa là chúng ta có thể mở rộng loại hình thanh toán này cho bất kì thành phần thu nhập nào trong xã hội.
-I- Nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi
Hình 4.6 Trung bình biến nhận thức kiểm soát hành vi
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhận xét: Ket quả thống kê trung bình các quan sát trong biến “nhận thức kiểm soát hành vi” thấp hơn trị trung bình của các quan sát ở biến “nhận thức sự hữu ích”, giá trị trung bình của các quan sát hội tụ quanh giá trị 4.0. Quan sát về việc sử dụng dễ dàng QR - Pay đối với người dùng đạt sự đồng tình thấp nhất với giá trị bằng 4.0, các giá trị khác tuy cao hơn nhưng có độ lệch so với quan sát sử dụng QR - Pay dễ dàng không đáng kể với giá trị lần lượt là 4.017 và 4.039 cho biến “Sử dụng QR - Pay thể hiện một lối sống hiện đại” và “Việc sử dụng QR - Pay là do tôi quyết định”.
Tuy giá trị trung bình của các quan sát trong biến “Nhận thức kiểm soát hành vi” có giá trị thấp hơn hẳn biến “nhận thức sự hữu ích” tuy nhiên với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.8517 thì những quan sát trong biến cho thấy độ tin cậy của thang đo vượt trội hơn hẳn các biến còn lại.
-I- Nhân tố Chuản chủ quan
Hình 4.7 Trung bình biến Chuẩn chủ quan
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhận xét: Từ kết quả thống kê về nhân tố chuẩn chủ quan cho thấy, gia đình và những người thân thiết là đối tượng có tác động mạnh nhất lên ý định hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR - Code với số điểm trung bình đạt được 4.142 vượt trội hơn hẳn những qun sát khác trong cùng biến. Những quan sát còn lại bao gồm “Hầu hết mọi người xung uanh đều sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR - Pay”, “Tổ chức nơi tôi làm việc, học tập và sinh hoạt ủng hộ việc sử dụng dịch vụ thanh toán QR - Pay”, “Bạn bè, Đồng Nghiệp, Khách hàng của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR - Pay” có kết quả không có sự khác biệt rõ ràng với kết quả trung bình hội tụ xung quanh khu vực 4.0.
Nhìn chung những người tham gia khảo sát cho thấy họ chịu sự ảnh hưởng mạnh từ việc gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong việc hình thành lên ý định hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên để biết mức độ cụ thể của nhân tố chuẩn chủ quan tác động lên ý định hành vi thì cần phải tiếp tục sử dụng những phân tích tiếp theo của bài nghiên cứu này.
-I- Nhân tố nhận thức bảo mật
Hình 4.8 Trung bình biến Nhận thức bảo mật
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhận xét: Từ kết quả trung bình các quan sát của biến nhận thức bảo mật cho thấy hầu hết mọi người đều quan tâm đến tính bảo mật của phương tiện thanh toán với giá trị trung bình đều hội tụ quanh 4.2 điểm. Trong đó “Khách hàng không phải lo lắng về các rủi ro khi thực hiện thanh toán qua QR - Pay” là yếu tố được người tham gia khảo sát đánh giá cao nhất khi thực hiện thanh toán qua QR - Pay so với các hình thức thanh toán khác như thẻ ATM, Visa... với số điểm đạt được là 4.2727.
Các quan sát còn lại bao gồm “Vấn đề bảo mật khiến người dùng lựa chọn thanh toán bằng QR - Pay”, “Thông tin người dùng QR - Pay luôn được ngân hàng bảo đảm an toàn” nhận được sự đồng tình thấp hơn từ phía những người tham gia khảo sát so với quan sát trước đó tuy nhiên nhìn chung các quan sát của biến bảo mật đều có giá trị cao hơn hẳn so với toàn bộ các biến được thống kê trước đó.
-I- Nhân tố giá trị thương hiệu
Hình 4.9 Trung bình biến giá trị thương hiệu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhận xét: Từ kết quả thống kê trên cho thấy thương hiệu của ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ QR - Pay có ảnh hưởng mạnh đến ý định lựa chọn sử dụng dịch vụ của những người tham gia khảo sát. Cụ thể, việc người dùng có thể phân biệt những điểm giao dịch của ngân hàng MB so với những ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác là quan sát tác nhận được nhiều sự đồng tình nhất với số điểm trung bình là 4.17. Những quan sát khác của biến giá trị thương hiệu nhìn chung đều nhận được sự quan tâm rõ rệt khi giá trị trung bình đều lớn hơn 4.1 - số liệu này chỉ đứng sau biến nhận thức sự bảo mật của ứng dụng khi thực hiện thanh toán.
Nhân tố Eigenvalues Độ Lệch Phương sai tổng thể
ĩ 4.08751 1.43310 0.2271