-I- Nghiên cứu của nhóm tác giả đại học FPT (2010) về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ tín dụng tại Việt Nam. (1)
Trong bài nghiên cứu này của nhóm tác giả của đại học FPT tập trung vào đối tương khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt do các ngân hàng thương mại cung cấp, cụ thể là đối tượng sử dụng thanh toán bằng các loại hình thẻ ATM và thẻ tín dụng tại một số khu vực thành phố tại Việt Nam cụ thể là đối tượng khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đính xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thẻ tín dụng
Nghiên cứu này là một nghiên cứu đi tiên phong trong việc tìm hiểu tác động của một số yếu tố đến hành vi sử dụng thẻ thanh toán tại khu vực nghiên cứu, tập trung vào những nhóm nhân tố như: thói quen, chính sách thúc đẩy của chính phủ, khung pháp lý, số lượng và chất lượng của những sản phẩm, và cuối cùng là cải tiến công nghệ. Bởi vì đây làm một trong nghững nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực phân tích hành vi thanh toán không sử dụng tiền mặt tại việt nam nên còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên qua bài nghiên cứu này nhóm tác giả đã thành công mô hình hóa các yếu tố đề xuất và có những kiểm đinh thực tế để đánh giá những giải thiết đưa ra từ đó làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này.
-I- Nghiên cứu của tác giả Đoàn Anh Khoa Đại Học Kinh Te TPHCM (2016) về Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại TP HCM: (2)
Là một nghiên cứu tiếp theo dựa trên cở sở trước đó của nhóm tác giả đại học FPT - TP Hồ Chí Minh, qua bài nghiên cứu của mình tác giả đã mở rộng ra phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán không sử dụng tiền mặt bao gồm các hình thức như thanh toán qua thẻ, thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử và thanh toán qua hình thức ủy quyền ủy nhiệm tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố.
Bởi vì là bài nghiên cứu mở rộng, kế thừa từ nghiên cứu trước đó cho nên kết quả của bài nghiên cứu này thành công hơn trong việc mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam, tuy nhiên do mức độ dàn trải của đề tài chưa tập trung vô môt hình thức thanh toán cụ thể cũng như tính cập nhập công nghệ vào thời điểm nghiên cứu có nhiều thay đổi so với thời điểm hiện tại nên tính ứng dụng chưa cao khi áp dụng vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên qua bài nghiên cứu tác giả đã xây dựng bộ cấu trúc các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán của bộ phận người dân tại khu vực một cách hoàn thiện hơn tạo tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu
Dựa theo nội dung của bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các yếu tố tác động đến hành vi thanh toán không sử dụng tiền mặt bao gồm: sự tiện lợi, niềm tin, hiệu quả, đơn giản, tính bảo mật và được mô hình hóa theo sơ đồ như sau
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đê xuất trong bài nghiên cứu(1)