Thuyết hành vi dự định3 (Theory of Plan Behavior - TPB) là học thuyết tiếp theo được phát triển bởi Ajzen và các cộng sự nhằm mục đích bổ sung và phát triển cho thuyết hành động hợp lý của chính tác giả ra đời trước đó, trong lý thuyết mới này tác giả bổ sung
3Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211
thêm một nhân tố tác động lên ý định hành vi của con người là yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behaviral Control).Trong nghiên cứu này tác giả định nghĩa yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi là tính chất của hành động khi chủ thể thực hiện một hành động nào đó, nếu tính chất của hành động này là dễ dàng thì sẽ khuyến khích chủ thể thực hiện hành động có tính kiểm soát này. Mục tiêu của thuyết hành vi dự định là nhằm xác định, dự đoán hành vi có chủ đích và kế hoạch nên yếu tố này được đưa ra để tính toán các tình huống mà các cá nhân không có quyền kiểm soát hoặc không hoàn toàn tự nguyện thực hiện hành vi của họ.
Thái độ
Chuẩn chủ quan
Nhận thức kiểm soát hành vi
Hình 2.4 Thuyết hành vi dự định (TPB)
Tuy chỉ bổ sung một nhân tố mới là yếu tố nhận thức về kiểm soát hành vi vào học thuyết của mình nhưng bổ sung này đã mang lại một bước tiến dài trong ngành khoa học phân tích tâm lý xã hội, cụ thể trong nghiên cứu “Perceived Behavioral Control in
Reasoned Action Theory: A Dual-Aspect Interpretatio”4 của Marco Yzer có nhận xét về
việc đưa vào biến nhận thức về kiểm soát hành vi rằng điều này đã nâng cao khả năng của thuyết hành động hợp lý trong việc giải thích ý định hành vi và dự đoán hành vi dẫn đến việc ứng dụng lý thuyết này như một công cụ để phát triển và can thiệp vào các hành vi mang lại những hiệu quả nhất định.
4 Yzer, M. (2012). Perceived behavioral control in reasoned action theory: A dual-aspect interpretation. The annals of the American academy of political and social science, 640(1), 101-117.
Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại vẫn có những quan điểm cho rằng vai trò của các học thuyết và cấu trúc về kiểm soát hành vi, nhận thức của đối tượng vẫn còn mơ hồ trong việc xác định chính xác mức độ đo lường của các yếu tố trong cấu trúc của học thuyết lên đối tượng nghiên cứu bởi nhiều nguyên nhât khách quan và chủ quan tuy nhiên tác giả vẫn cho rằng những cơ sở lý luận về cấu trúc mà Ajzen và các cộng sự đã xây dựng có những tính hữu ích và ý nghĩa nhất định lên việc giải thích ý định hành vi.