Thuyết chấp nhận công nghệ

Một phần của tài liệu 1922_003555 (Trang 33)

Học thuyết chấp nhận công nghệ 5 (Technology Acceptance Mode) là một trong những

học thuyết phổ biến trong những nghiên cứu về phân tích hành vi của một đối tượng về việc sử dụng, thay đổi hệ thống thông tin và công nghệ mô hình được phát triển và xuất bản vào năm 1986 bởi Fred Davis và Richard Bagozzi.

Trong mô hình chấp nhận công nghệ Davis và các cộng sự đã xác định hai yếu tố chủ yếu để quyết định thay đổi thói quen sử dụng công nghệ của đối tượng nghiên cứu là nhận thức sự hữu ích Perceived Usefulness) và nhận thức về khả năng dễ sử dụng (Percerved Ease of Use). Hai yếu tố này được cho rằng có tác động mạnh mẽ lên sự hình thành ý định hay hành động của chủ thể, đặc biệt trong điều kiện thực tế quyết định ý thức sử dụng sản phẩm công nghệ chịu sự chi phối phức tạp của nhiều yếu tố khách quan. Ngoài ra trong bài nghiên cứu này hai tác giả đã phát biểu “những công nghệ mới ví dụ như máy tính cá nhân hay các thiết bị viễn thông khác rất phức tạp đối với một số đối tượng nhất định và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành thái độ và ý định cố gắng học cách sử dụng công nghệ mới là những tác nhân thúc đẩy việc trải nghiệm những sản phẩm này. Thái độ đối với việc sử dụng và ý định sử dụng có thể không rõ ràng hoặc thiếu niềm tin hoặc chỉ có thể xảy ra sau những nỗ lực sơ bộ để học cách sử dụng công nghệ phát triển.”

5Davis, J. C., & Sampson, R. J. (1986). Statistics and data analysis in geology (Vol. 646). New York et al.: Wiley.

Nhận thức khả năng dễ sử dụng

Nhận thức về sự hữu ích

Hình 2.5: Mô Hình Chấp Nhận Công Nghệ Nguyên Bản (TAM)

Tuy nhiên sau khi đưa ra học thuyết này có nhiều ý kiến trái chiều về những thiếu sót của mô hình nghiên cứu khi đưa ra những yếu tố chủ quan mặc dù mô hình vẫn được sử dụng rộng rãi trong nghiều nghiên cứu khác nhau. Đây cũng chính là động lực khiến Davis và các cộng sự phát triển cải thiện mô hình của mình bằng các phiên bản khác nhau

là TAM26 và TAM3. Theo đó trong nghiên cứu TAM2, Davis và Venkatesh7 đã bổ sung

về giả thiết là đối tượng nghiên cứu sẽ tự đưa ra những đánh giá lên tinh thành từ đó cân bằng hành vi và hậu quả của việc thay đổi nhằm mục tiêu hình thành cơ sở cho sự nhận thức về tính hữu ích của hệ thống.

Cuối cùng sau hàng loạt những thay đổi dựa trên sự phát triển của cộng đồng xã hội nhằm mục đích thiết lập một hệ thống có bài bản về những thay đổi nhận thức và hành vi của con người trong việc thay đổi chấp nhận sử dụng công nghệ mới, đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ về thay đổi công nghệ thông tin trong những năm sau này thì mô hình chấp nhận công nghệ thống nhất được đưa ra và nhận được sự đồng tình của hầu hết chuyên gia. Mô hình chấp nhận công nghệ sau cùng này là ma trận mối tương quan về đặc điểm cá nhân lẫn xã hội của đối tượng nghiên cứu và được mô hình hóa như sau:

6 Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1992). Extrinsic and intrinsic motivation to use computers in the workplace

1. Journal of applied social psychology, 22(14), 1111-1132.

7 Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a

unified view. MIS quarterly, 425-478.

Hình 2.6: Mô Hình Chấp Nhận Công Nghệ Thống Nhất 2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

2.3.1. Các nghiên cứu trong nước

-I- Nghiên cứu của nhóm tác giả đại học FPT (2010) về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ tín dụng tại Việt Nam. (1)

Trong bài nghiên cứu này của nhóm tác giả của đại học FPT tập trung vào đối tương khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt do các ngân hàng thương mại cung cấp, cụ thể là đối tượng sử dụng thanh toán bằng các loại hình thẻ ATM và thẻ tín dụng tại một số khu vực thành phố tại Việt Nam cụ thể là đối tượng khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đính xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thẻ tín dụng

Nghiên cứu này là một nghiên cứu đi tiên phong trong việc tìm hiểu tác động của một số yếu tố đến hành vi sử dụng thẻ thanh toán tại khu vực nghiên cứu, tập trung vào những nhóm nhân tố như: thói quen, chính sách thúc đẩy của chính phủ, khung pháp lý, số lượng và chất lượng của những sản phẩm, và cuối cùng là cải tiến công nghệ. Bởi vì đây làm một trong nghững nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực phân tích hành vi thanh toán không sử dụng tiền mặt tại việt nam nên còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên qua bài nghiên cứu này nhóm tác giả đã thành công mô hình hóa các yếu tố đề xuất và có những kiểm đinh thực tế để đánh giá những giải thiết đưa ra từ đó làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này.

-I- Nghiên cứu của tác giả Đoàn Anh Khoa Đại Học Kinh Te TPHCM (2016) về Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại TP HCM: (2)

Là một nghiên cứu tiếp theo dựa trên cở sở trước đó của nhóm tác giả đại học FPT - TP Hồ Chí Minh, qua bài nghiên cứu của mình tác giả đã mở rộng ra phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán không sử dụng tiền mặt bao gồm các hình thức như thanh toán qua thẻ, thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử và thanh toán qua hình thức ủy quyền ủy nhiệm tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố.

Bởi vì là bài nghiên cứu mở rộng, kế thừa từ nghiên cứu trước đó cho nên kết quả của bài nghiên cứu này thành công hơn trong việc mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam, tuy nhiên do mức độ dàn trải của đề tài chưa tập trung vô môt hình thức thanh toán cụ thể cũng như tính cập nhập công nghệ vào thời điểm nghiên cứu có nhiều thay đổi so với thời điểm hiện tại nên tính ứng dụng chưa cao khi áp dụng vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên qua bài nghiên cứu tác giả đã xây dựng bộ cấu trúc các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán của bộ phận người dân tại khu vực một cách hoàn thiện hơn tạo tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu

Dựa theo nội dung của bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các yếu tố tác động đến hành vi thanh toán không sử dụng tiền mặt bao gồm: sự tiện lợi, niềm tin, hiệu quả, đơn giản, tính bảo mật và được mô hình hóa theo sơ đồ như sau

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đê xuất trong bài nghiên cứu(1)

2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài

-I- Nghiên cứu của tác giả Ching-Fu Chen, Wei-Hsiang Chao8 (2010) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn chuyển đổi từ các phương tiện cá nhân sang các phương tiện công cộng.

Trong nghiên cứu này của Chen, Chao nghiên cứu về thái độ hành vi của người dân trong việc lựa chọn các loại hình giao thông công cộng tại Đài Loan. Bài nghiên cứu này sử

dụng những học thuyết và mô hình nền tảng trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi của

con người từ đó xây dựng nên mô hình đề xuất cụ thể thông qua thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) và mô hình chấp nhận công nghệ (The technolygy acceptance model) để kiểm tra ý định chuyển đổi giữa việc sử dụng các hình thức giao thông công cộng thay vị sử dụng những phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô. Bối cảnh của bài nghiên cứu được xây dựng dựa trên tình hình giao thông đô thị tại Đài Loan - khu vực mà chính phủ tìm những biện pháp nhằm giảm thiểu lượng phương tiện giao thông cá nhân và thay thế bởi những phương tiện công cộng hoặc thân thiện với môi trường hơn.

8 Chen, K. H., Chao, D., Liu, C. F., Chen, C. F., & Wang, D. (2010, April). Curcumin attenuates airway hyperreactivity induced

by ischemia-reperfusion of the pancreas in rats. In Transplantation proceedings (Vol. 42, No. 3, pp. 744-747). Elsevier.

Kết quả của bài nghiên cứu dựa trên việc xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đồng thời so sánh các biến về hành vi dự định của người dân cho thấy thói quen của một cá nhân trong việc sử dụng một phương tiện nào đó có tác động trực tiếp đến việc cản trở ý định thử nghiệm một phương thức vận chuyển khác. Cụ thể thói quen của một cá nhân sử dụng ô tô là phương tiện di chuyển chủ yếu là rào cản cho việc lựa chọn một hình thức di chuyển công cộng tương đương như là xe bus hoặc các loại hình xe khách khác.

Ngoài ra phương thức tiếp cận của bài nghiên cứu này có những điểm khác biệt so với những bài nghiên cứu khác trước đây là dựa trên hai cách tiếp cận cổ điển là tối đa hóa lợi ích và thuyết hành vi tâm lý khi đưa ra những lý do có tác động tiêu cực đến việc chuyển đổi phương tiện giao thông của người dân cùng với những biện pháp cải thiện tuy nhiên còn nhiều điểm hạn chế và chưa có giá trị thực tiễn hoặc đã được áp dụng vào thực tế tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

-I- Nghiên cứu của nhóm tác giả Yonghee Kim, Jeongil Choi, Young-Ju Park9

(2016) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích nghi các dịch vụ thanh toán điện tử cho “Fintech”

Trong bài nghiên cứu này của Yonghee Kim sử dụng mô hình khả năng được xây dựng bởi Petty và Cacioppo -mô hình là một lý thuyết kép mô tả quá trình con người chấp nhận và xử lý thông tin dựa trên những cơ sở liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ. Nhằm mục đích để kiểm tra việc chấp nhận các loại thanh toán mới bằng Fintech của những người tham gia khảo sát. Ngoài ra bài nghiên cứu này đã phân tích mối quan hệ tuyến tính về quyền riêng tư thông tin và sự tự hiệu quả thông qua việc đưa chúng trở thành các biến quan sát trong mô hình.

Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rang tính hữu dụng, dễ sử dụng và nhận thức độ tin cậy đã có những tác động cụ thể về việc chấp nhận sử dụng các hình thức thanh toán điện tử FinTech tại khu vực nghiên cứu. Đồng thời kết quả còn cho thấy mối quan

9Kim, Y., Park, Y. J., Choi, J., & Yeon, J. (2016). The adoption of mobile payment services for “Fintech”. International Journal

of Applied Engineering Research, 11(2), 1058-1061.

tâm về quyền riêng tư thông tin chính là một trong những rào cản ảnh hưởng đến việc thay đổi hình thức thanh toán thông thường bằng một loại hình thanh toán mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ thanh toán bằng QR - Code tại việt nam cũng như tại trên thế giới, đồng thời khái quát quá trình phát triển của dịch vụ ngân hàng diện tử trên thế giới trong giai đoạn vài thập niên qua. Đưa ra khái niệm và cách sử dụng dịch vụ QR - Pay thông qua ứng dụng ngân hàng điện tử do Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội MB Bank cung cấp cũng như do những ứng dụng của các ngân hàng khác. Ngoài ra tác giả còn khái quát những chủ thể tiềm năng có những vai trò nhất định trong quá trình thực hiện thanh toán qua hệ thống QR code để người đọc có cái nhìn tổng quan về việc sử dụng dịch vụ.

Phần tiếp theo của chương tác giả đưa ra tổng quan về các mô hình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đối tượng nghiên cứu bao gồm thuyết hành động hợp lý, thuyết hành vi dự định, và thuyết mô hình chấp nhận công nghệ. Phát biểu quá trình hình thành và phát triển của từng mô hình và đưa ra tính liên quan của từng học thuyết đến đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu này. Ngoài ra còn đưa ra một số yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến mô hình đề xuất của đề tài này, các yếu tố trong mô hình đề xuất sẽ được tác giả cụ thể hóa trong chương tiếp theo của đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG QR - CODE QUA ỨNG DỤNG EMB

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 3.1. Quy trình nghiên cứu

3.1.1. Mầu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, cỡ mẫu càng lớn càng tốt. Theo Hair et al10 (1998), để phân tích nhân tố (EFA) tốt nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát. Bên cạnh đó, Tabachnick & Fidel (1996) cho rằng để phân tích hồi quy tốt nhất thì cỡ mẫu phải bảo đảm theo công thức:

N ≥ 8m + 50 Trong đó: N: Cỡ mẫu

m: Số biến độc lập của mô hình

3.1.2. Quy trình khảo sát

Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi

Lập bảng câu hỏi, hiệu chỉnh bảng câu hỏi dựa trên ý kiến của khách hàng bằng cách phỏng vấn và tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo phòng thẻ. Sau đó tiến hành phỏng vấn 10 khách hàng để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi để hiệu chỉnh và lập bảng câu hỏi chính thức lần cuối.

Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát

Bước 3: Xây dựng phương thức chọn mẫu phỏng vấn Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên

Bước 4: Phỏng vấn thử và hoàn thiện bảng câu hỏi

Bước 5: Phỏng vấn thực tế phương thức chọn mẫu phỏng vấn

Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng phần mềm Stata 14.

3.1.3. Mô hình nghiên cứu, các biến và giả thiết nghiên cứu

Dựa trên cở sở các nghiên cứu được trình bày tại phần trước, trong phần này tác giả sẽ trình bày mô hình nghiên cứu đề nghị nhằm áp dụng để xây dựng một cấu trúc gồm các

10 Hair, A. (1998). Tatham, and Black. Análisis multivariante.

biến độc lập và phụ thuộc để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR qua app EMB của khách hàng tại ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank) nói chung và chi nhánh quận 12 nói riêng:

3.1.4. Mô hình kết hợp TRA và TAM

Mô hình kết hợp TRA và TAM là mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết của thuyết hành động hợp lý (Ajzen - 1989) và thuyết chấp nhận công nghệ (Davis - 1986) nhằm mục đích lý giải hành vi sử dụng sản phẩm dịch vụ là một loại hình công nghệ nào đó. Mô hình kết hợp hai lý thuyết nền tảng trên được đưa ra đầu tiên trong nghiên cứu “Habitual of Reasoned? Using the Thory of Planned Behavior, Technology Acceptance Model, and Habit to Examine Switching Intentions Toward Public Transit” của Chen, C.

F. Chao (2011)11 nhằm giải thích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các

phưng tiện công cộng của bộ phận dân cư thông qua một thí nghiệm thực nghiệm.

Hình 3.1 Mô hình kết hợp TRA - TAM

Nhận thức sự hữu ích

∖_________________

Nhận thức tính dễ sử dụng

11 Chen, C. F., & Chao, W. H. (2011). Habitual or reasoned? Using the theory of planned behavior, technology acceptance model, and habit to examine switching intentions toward public transit. Transportation research part F: traffic psychology and

behaviour, 14(2), 128-137

Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình TAM nguyên bản của Davis theo đó thái độ của đối tượng nghiên cứu chịu sự tác động của hai yếu tố “nhận thức sự hữu ích” và “Nhận thức tính dễ sử dụng” tuy nhiên trong những nghiên cứu tiếp theo là TAM2 và TAM3 (nghiên cứu mở rộng của TAM) thì ông đã loại bỏ biến thái độ ra khỏi mô hình TAM bởi vì ông cho rằng nó không phải là biến trung gian giải thích đầy đủ cho sự tác động của nhận thức sự hữu ích lên ý định hành vi của khách hàng. Đòng thời trong

Một phần của tài liệu 1922_003555 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w