Các nhân tố trong kiểm soát nội bộ theo COSO

Một phần của tài liệu 2220_010600 (Trang 31 - 33)

8. Kết cấu của khóa luận

1.2.3.1Các nhân tố trong kiểm soát nội bộ theo COSO

Theo COSO (2013), hệ thống KSNB có 5 bộ phận cấu thành và 17 nguyên tắc liên quan đến các thành phàn này. Bộ phận cấu thành hệ thống KSNB, gồm: Môi trường kiểm

soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, hoạt động

giám sát.

Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình và cơ cấu cung cấp cơ sở để thực hiện KSNB trong toàn tổ chức.

Môi trường kiểm soát được đánh giá là tốt nếu 5 nguyên tắc sau đây được đảm bảo:

- Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện được những cam kết về tính chính trực và các giá trị đạo đức.

- Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị độc lập với ban quản lý và thực hiện trách nhiệm

giám sát hoạt động KSNB.

- Nguyên tắc 3: Ban quản lý thiết lập cơ cấu tổ chức, phân định quyền hạn và trách nhiệm nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị.

- Nguyên tắc 4: Đơn vị phải thực hiện cam kết về năng lực của nhân viên thông qua việc tuyển dụng nhân sự có kỹ năng và kiến thức đối với vị trí công việc.

- Nguyên tắc 5: Các cá nhân trong đơn vị phải chịu trách nhiệm đáp ứng các mục tiêu của đơn vị.

Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là một quá trình nhằm xác định và phân tích các rủi ro để đạt được các mục tiêu của tổ chức, tạo cơ sở cho việc quản lý rủi ro.

- Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ.

- Nguyên tắc 7: Đơn vị phải xác định được rủi ro trong việc đạt được mục tiêu và tiến hành phân tích rủi ro.

- Nguyên tắc 8: Đơn vị cần phải đánh giá rủi ro đối với các gian lận có thể xảy ra trong việc đạt mục tiêu của đơn vị.

- Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi ảnh hưởng đến KSNB.

Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là các hoạt động được thiết lập bởi các chính sách và quy trình nhằm giảm thiểu rủi ro với việc đạt được các mục tiêu đề ra.

3 nguyên tắc thuộc hoạt động kiểm soát:

- Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát để hạn

chế các rủi ro giúp đạt mục tiêu.

- Nguyên tắc 11: Đơn vị phải lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung

với công nghệ hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu.

- Nguyên tắc 12: Đơn vị tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát thông qua các chính

sách và thủ tục.

Hệ thống thông tin và truyền thông

Thông tin và truyền thông xuất hiện cả trong bên trong và bên ngoài đơn vị, cung cấp cho đơn vị những thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động KSNB. Thông tin và truyền thông giúp các nhân viên có thể hiểu được trách nhiệm và tầm quan trọng của KSNB trong việc đạt được mục tiêu.

- Nguyên tắc 13: Đơn vị phải thu thập và sử dụng thông tin liên quan, có chất lượng

để hỗ trợ những bộ phận khác của KSNB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tắc 14: Đơn vị cần truyền đạt những thông tin cần thiết, bao gồm mục tiêu và trách nhiệm KSNB, cho nội bộ đơn vị nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát.

- Nguyên tắc 15: Đơn vị cần truyền đạt cho các đối tượng bên ngoài về các vấn đề ảnh hưởng đến KSNB.

Hoạt dộng giám sát

Giám sát liên tục, giám sát riêng biệt hoặc kết hợp cả hai nhằm xác định các thành phần trong KSNB có hiện diện, hoạt động, thực hiện các nguyên tắc hay không. Việc thực hiện các giám sát giúp đưa ra những đánh giá kịp thời, phát hiện những khiếm khuyết và những vấn đề nghiêm trọng để báo lên ban quan lý.

2 nguyên tắc trong hoạt động giám sát:

- Nguyên tắc 16: Đơn vị cần phải thực hiện đánh giá liên tục và định kỳ để xem xét

việc thực hiện hoạt động KSNB có hữu hiệu không.

- Nguyên tắc 17: Đơn vị cần đánh giá và thông báo những khiếm khuyết trong hoạt

động KSNB một cách kịp thời cho ban quản lý để có thể khắc phục.

Một phần của tài liệu 2220_010600 (Trang 31 - 33)