8. Kết cấu của khóa luận
1.2.3.2 Các nhân tố trong kiểm soát nội bộ theo Basel
Basel đưa ra 5 thành tố trong KSNB và 12 nguyên tắc tương ứng với các thành phần
này. 5 thành tố trong KSNB gồm: Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát; Nhận biết và đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm; Thông tin và truyền thông; Giám sát và sửa chữa những sai sót; Đánh giá hệ thống KSNB thông qua cơ quan giám sát.
Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát
Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị phải có trách nhiệm phê duyệt và xem xét các chiến
chức; quản lý cấp cao phải theo dõi sự hiệu quả của KSNB; Ban giám đốc chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống KSNB đầy đủ, hiệu quả và được duy trì.
Nguyên tắc 2: Quản lý cấp cao có trách nhiệm thực hiện các chiến lược và chính sách của hội đồng quản trị; xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát các rủi ro phát sinh;
phân công quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng; giám sát sự đầy đủ và hiệu quả của KSNB. Nguyên tắc 3: Ban giám đốc và quản lý cấp cao có trách nhiệm thiết lập văn hóa tổ chức với tiêu chuẩn đạo đức và liêm chính, nhấn mạnh vai trò KSNB. Các nhân viên ngân hàng cần hiểu rõ vai trò của họ trong quá trình KSNB và tham gia vào quá trình.
Nhận biết và đánh giá rủi ro
Nguyên tắc 4: Nhận diện và liên tục đánh giá tất cả các rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của ngân hàng. KSNB có thể được sửa đổi để giải quyết bất kỳ rủi ro mới phát sinh.
Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm
Nguyên tắc 5: Hoạt động kiểm soát phải diễn ra xuyên suốt và thích hợp trong các hoạt động và mọi cấp độ của ngân hàng. Hoạt động kiểm soát bao gồm: đánh giá cấp cao; kiểm soát hoạt động thích hợp trong các phòng ban và bộ phận; kiểm soát vật lý; kiểm tra việc tuân thủ các quy định và theo dõi sự không tuân thủ; hệ thống phê duyệt và ủy quyền; hệ thống xác minh và đối chiếu.
Nguyên tắc 6: Phân công nhiệm vụ và tách biệt trách nhiệm nhân viên một hợp lý. Xác định các xung đột có thể xảy ra, thực hiện giám sát cẩn thận và độc lập để giảm thiểu xung đột.
Thông tin và truyền thông
Nguyên tắc 7: Hệ thống dữ liệu đầy đủ về tài chính nội bộ hoạt động tuân thủ, các thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện liên quan đến việc ra quyết
định. Thông tin phải kịp thời, đáng tin cậy và có thể truy cập, cung cấp một cách nhất quán.
Nguyên tắc 8: Hệ thống thông tin phải đáng tin cậy, bao quát tất cả hoạt động của ngân hàng. Hệ thống này phải được bảo mật, giám sát độc lập và dự phòng các trường hợp đặc biệt.
Nguyên tắc 9: Các kênh trao đổi thông tin phải hiệu quả để các nhân viên đều được tiếp nhận và hiểu các chính sách thủ tục liên quan đến nhiệm vụ và trách nhiệm.
Giám sát và sửa chữa những sai sót
Nguyên tắc 10: Theo dõi liên tục sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Giám sát rủi ro trọng yếu hằng ngày và đánh giá dịnh kỳ các mảng kinh doanh và kiểm toán nội bộ.
Nguyên tắc 11: Cần có một cuộc kiểm toán nội bộ hiệu quả và toàn diện về hệ thống
KSNB được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo, có năng lực và độc lập trong hoạt động. Kiểm toán nội bộ phải là một phần của hệ thống KSNB và báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán và quản lý cấp cao.
Nguyên tắc 12: Khiếm khuyết trong KSNB khi được phát hiện phải báo cáo cho các
cấp quản lý và giải quyết kịp thời. Các khiếm khuyết trọng yếu của KSNB phải được báo cáo cho quản lý cấp cao và ban giám đốc.