8. Kết cấu của khóa luận
2.2.2.2 Đánh giá rủi ro
BIDV Tây Ninh xác định mục tiêu trong huy động TGTK là:
- Đảm bảo nghiệp vụ diễn ra an toàn và hiệu quả, hạn chế các sai sót xảy ra trong quá trình tác nghiệp.
- Thực hiện nghiệp vụ đúng các quy định, nguyên tắc của BIDV, NHNN và luật.
- Huy động TGTK phù hợp với hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Cụ thể, kế hoạch tăng trưởng TGTK tại BIDV Tây Ninh là tăng trưởng 5% trong năm 2018, 6% trong năm 2019 và 6,5% trong năm 2020.
- Đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng.
Công tác quản lý rủi ro của chi nhánh được thực hiện tại phòng quản lý rủi ro. Phòng
quản lý rủi ro là đầu mối tiếp nhận thông tin từ phòng giao dịch khách hàng, phòng kế hoạch tài chính,. và thực hiện đánh giá rủi ro theo hướng dẫn, chính sách mà ban lãnh đạo và Ủy ban quản lý rủi ro cung cấp. Phòng lập các báo cáo kết quả thu thập được bao
gồm những thông tin về dữ liệu trong quá khứ và được lượng hóa trong tương lai để gửi đến các cấp ngân hàng, giúp phòng giao dịch khách hàng phát hiện, sửa chữa những điểm hạn chế. Nhận diện và kiểm soát rủi ro thông qua báo cáo giao dịch nghi ngờ từ hội sở chính gửi về. Ở cấp chi nhánh, rủi ro chủ yếu được nhận diện và đánh giá là rủi ro tác nghiệp, đặc biệt là về rủi ro gian lận, cụ thể như sau:
- Gian lận từ phía khách hàng: Khách hàng thực hiện rửa tiền, sử dụng tiền giả, giả
mạo giấy tờ, chữ ký,.
- Gian lận từ phía nhân viên ngân hàng: GDV biển thủ tài khoản không hoạt động trong hời gian dài, lập sổ tiết kiệm giả cho khách hàng, GDV và KSV thông đồng, GDV và khách hàng thông đồng giả mạo chứng từ để chiếm đoạt tài sản ngân hàng, nhân viên IT bẻ khóa, chỉnh sửa phần mềm để thu thập thông tin, chiếm đoạt tài sản khách hàng,. Ngoài ra, những rủi ro sai sót có thể xảy ra như GDV không nhận ra tiền giả, hạch toán sai, chi thừa, thu thiếu,.
Nhìn chung, chi nhánh nhận biết được các rủi ro và có thực hiện đánh giá, tuy nhiên,
vẫn chưa có những phân tích, dự báo cụ thể trong hoạt động TGTK, việc đánh giá rủi ro thường là phân tích các rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Mặt khác, việc phân tích rủi ro trong TGTK được thực hiện bởi Ủy ban quản lý rủi ro ở hội sở chính. BIDV xác định rủi ro ảnh hưởng đến TGTK bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động và rủi ro hệ thống công nghệ thông tin. BIDV thực
hiện đánh giá các rủi ro, như sau:
- Rủi ro thanh khoản: BIDV thực hiện việc nhận dạng, đo lường, theo dõi rủi ro, thiết lập các chỉ tiêu trong quản lý rủi ro thanh khoản, hành vi khách hàng, đánh giá khả năng thanh khoản có thể xảy ra trong điều kiện căng thẳng thanh khoản,.
- Rủi ro lãi suất: BIDV sử dụng các công cụ đo lường rủi ro về trạng thái, lãi/lỗ thực tế và dự kiến, độ nhạy của thị trường.
- Rủi ro hệ thống công nghệ thông tin: BIDV đánh giá hệ thống công nghệ thông tin luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các rủi ro có thể đến từ việc BIDV sử dụng phần mềm, dịch
vụ công nghệ từ nhiều đơn vị cung cấp, khả năng bảo mật thông tin, rủi ro do hacker tấn
công hệ thống ngân Iiang,...
- Rủi ro hoạt động: có thể đến từ yếu tố con người, lỗi hệ thống hoặc các yếu tố bên
ngoài nên rất khó lường được, BIDV đã đưa ra nhiều quy định, nghiên cứu áp dụng các thông lệ,.