Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu 2220_010600 (Trang 82 - 86)

8. Kết cấu của khóa luận

2.3.2 Những hạn chế tồn tại

Một là, cán bộ ngân hàng vẫn còn những sai sót trong quá trình tác nghiệp hoạt

Mặc dù, ngân hàng đã thực hiện các chính sách đào tạo năng lực định kỳ, tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ vẫn có lỗi xảy ra từ phía cán bộ ngân hàng. Trong quá trình phỏng vấn và thực hiện câu hỏi mở khi khảo sát, có ý kiến cho rằng cán bộ trong phòng giao dịch khách hàng đa phần là nguồn lực trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong xử lý, thực hiện nghiệp vụ. Ngoài ra, đặc thù ngành ngân hàng có nhiều quy định, quy trình, thủ tục cùng với đó là việc thường xuyên thay đổi, ban hành những quy định mới nên không phải bất kỳ cán bộ nào cũng có khả năng hiểu rõ toàn bộ văn bản.

Hai là, cơ chế khen thưởng và kỷ luật chưa được thực hiện, công khai rõ ràng

Qua phỏng vấn một số cán bộ, tác giả nhận được ý kiến cho rằng các quy định trong

khen thưởng và xử phạt cho các cấp cán bộ như quản lý và ban lãnh đạo chưa được nêu ra rõ ràng. Khen thưởng tại chi nhánh còn mang tính hình thức, rập khuôn, chưa tạo được

động lực làm việc cho cán bộ. Bên cạnh đó, việc xử phạt khi có sai sót xảy ra vẫn chưa thực sự được thực hiện và công khai một cách đầy đủ. (Câu hỏi MT4 về vấn đề này nhận

được 24% đánh giá thấp, 44% đánh giá trung bình)

Ba là, đánh giá rủi ro đối với TGTK chưa được chú trọng

Chỉ tiêu tăng trưởng TGTK của chi nhánh theo kế hoạch chưa đạt được, mức độ thực

hiện kế hoạch của ngân hàng trong giai đoạn 2018-2020 lần lượt là 95,72%, 96,44%% và 93,03%. Ngoài ra, chỉ tiêu về khả năng sử dụng vốn từ TGTK cũng ngày càng giảm (từ 62,21% vào năm 2017 giảm xuống còn 43,07% vào năm 2020), cho thấy để đáp ứng nhu cầu cho vay, ngân hàng còn phải sử dụng những nguồn vốn khác.

Ngoài nguyên nhân khách quan là do biến động thị trường kinh tế trong năm 2020 khiến cho xu hướng gửi tiết kiệm của khách hàng giảm, thì ngân hàng vẫn chưa thiết lập

mục tiêu trong huy động TGTK với kế hoạch cụ thể, hợp lý và đánh giá rủi ro trong quá trình thực hiện mục tiêu vẫn còn hạn chế. Công tác nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động TGTK chưa được chú trọng. Việc xác định, phân tích và cảnh báo rủi

bị động trước khả năng xảy ra rủi ro, cụ thể được thể hiện qua kết quả khảo sát cán bộ ngân hàng trong bảng 2.5: Ngân hàng xây dựng quy trình đánh giá rủi ro liên quan tới việc thực hiện mục tiêu trong hoạt động TGTK là 20% thấp và 52% trung bình; Ngân hàng có các chỉ tiêu đánh giá và cảnh báo rủi ro cho các vấn đề trong TGTK là 24% thấp

và 52% trung bình; Chi nhánh nhận diện và cảnh báo sớm các rủi ro có thể xảy ra đối với TGTK là 8% thấp và 48% trung bình.

Bốn là, cơ chế tiếp nhận ý kiến và xử lý khiếu nại của khách hàng chưa được thiết lập hiệu quả.

Khách hàng tại BIDV Tây Ninh hiện tại thường trao đổi trực tiếp với nhân viên ngân

hàng khi có các thắc mắc. Khách hàng là nền tảng xây dựng và phát triển ngân hàng, vì vậy, ngân hàng cần có cơ chế trao đổi ý kiến phù hợp để có thể tiếp nhận những thông tin hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, những ý kiến, thắc mắc từ khách hàng có thể chỉ ra những hạn chế đang diễn ra trong quy định, quy trình, chính sách của nghiệp

vụ TGTK. (Câu hỏi TT5 về vấn đề này nhận được 32% đánh giá thấp, 32% đánh giá trung bình)

Năm là, hạn chế trong việc đánh giá tính hữu hiệu và báo cáo về những khiếm khuyết của KSNB trong nghiệp vụ TGTK

Chi nhánh chưa có phòng kiểm tra KSNB nên chưa thực hiện hiệu quả việc đánh giá

về hoạt động KSNB nghiệp vụ TGTK. Ngoài ra, ngân hàng cũng không có cán bộ đủ trình độ chuyên môn về thực hiện đánh giá, giám sát KSNB nên việc phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các điểm yếu và đề xuất khắc phục trong KSNB còn thấp. Khảo sát trong bảng 2.8 về vấn đề này đạt mức trung bình thấp, cụ thể: Việc giám sát các khiếm khuyết của KSNB là 36% thấp và 48% trung bình; việc đánh giá sự hiện diện và tính hữu hiệu của các thành phần KSNB trong nghiệp vụ TGTK cũng dừng lại ở mức 40% thấp và 48% trung bình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về BIDV Tây Ninh và xem xét tình hình thực tế của công tác KSNB nghiệp vụ TGTK của BIDV Tây Ninh. Việc đánh giá KSNB nghiệp vụ TGTK được dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của huy động TGTK và các nhân tố cấu thành KSNB của COSO: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát.

Ngoài ra, để đánh giá một cách tổng quan và khách quan nhất, tác giả cũng tiến hành

khảo sát các cán bộ ngân hàng để đánh giá tính hữu hiệu của KSNB nghiệp vụ TGTK thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB.

Từ đó, thấy được những ưu điểm và hạn chế trong KSNB hoạt động TGTK tại chi nhánh. Trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp giúp hoàn thiện công tác KSNB nghiệp vụ tiền gửi tại BIDV Tây Ninh ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY NINH

3.1 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Ninh

Một phần của tài liệu 2220_010600 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w