8. Kết cấu của khóa luận
1.3.1 Khuôn khổ pháp lý liên quan đến kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tiết
tại ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là nhận tiền gửi và cấp tín dụng, do đó, ngành nghề này là một công cụ đắc lực hỗ trợ nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế. Cũng vì vậy, Quốc hội và NHNN kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động của ngân hàng, cụ thể là qua các văn bản:
- Luật số 47/2010/QH12 luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 16/6/2010 gồm 10 chương và 163 điều. Trong đó, điều 40 là quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt, khoản 2 điều này yêu cầu tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo: Hoạt động ngân hàng phải hiệu quả và an toàn; Bảo vệ, quản lý, sử dụng tài
sản và nguồn lực an toàn và hiệu quả; Các thông tin tài chính và quản lý phải trung thực,
hợp lý, đầy đủ và kịp thời; Ngân hàng phải tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
- Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành ngày 18/5/2018: Thông tư này quy định rõ hơn về hệ thống KSNB đối với NHTM, bao gồm: Yêu cầu đối với hệ thống KSNB; Hoạt động kiểm soát; Cơ chế trao đổi thông tin; Hệ thống thông tin quản lý; Quản lý rủi ro;...
- Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm ban hành ngày 31/12/2018: Thông tư đưa ra các quy định cụ thể về hình thức gửi tiết kiệm, lãi suất, thủ tục gửi TGTK, quy định nội bộ đối với TGTK.
- Thông tư số 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn ban hành ngày 31/12/2018: Mặc dù Thông tư 48 đã quy định về TGTK, tuy nhiên NHNN vẫn ban hành
thông tư 49 để đặt ra khung pháp lý cơ bản nhằm điều chỉnh hoạt động tiền gửi có kỳ hạn, tạo cơ sở thực hiện hoạt động an toàn và hiệu quả, tăng cường khâu KSNB, hạn chế
việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tiền gửi khách hàng.