Thực tế về kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

Một phần của tài liệu 2220_010600 (Trang 70 - 81)

8. Kết cấu của khóa luận

2.2.4Thực tế về kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

Bảng 2.10 Huy động TGTK tại BIDV Tây Ninh

từ 2017 - 2019, giảm xuống ở năm 2020. Năm 2018, TGTK huy động được là 3.030.591 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 0,51%. Đến năm 2019, hoạt động huy động TGTK đạt mức 3.097.971 triệu đồng và tăng tương đương tỉ lệ 2,22%, nhờ vào trong năm BIDV Tây Ninh đã triển khai nhiều sản phẩm TGTK và thêm các ưu đãi cho khách hàng. Tuy nhiên, đến năm 2020, do tình hình COVID-19 nên việc huy động TGTK tại ngân hàng chỉ đạt mức 3.069.294 triệu đồng, giảm 0,93%. Hoạt động TGTK tại BIDV Tây Ninh từ 2017 - 2020, trung bình chỉ tăng trưởng ở mức thấp và còn giảm vào năm 2020, điều này phải kể đến đặc thù địa bàn là không có nhiều doanh nghiệp có nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng. Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều NHTM lần lượt mở chi nhánh tại Tây Ninh như OCB, VietCapital Bank, LienVietPostBank,... nên việc cạnh tranh và chiếm thị phần đối với huy động TGTK cũng trở nên gay gắt hơn.

Xét trên việc thực hiện kế hoạch của chi nhánh, hoạt động TGTK trong cả 3 năm từ 2018-2020 đều không đảm bảo được kế hoạch huy động đề ra. Trong năm 2018, với kế hoạch tăng trưởng 5%, đạt 3.166.006 triệu đồng, BIDV Tây Ninh thực tế huy động 3.030.591 triệu đồng, chênh lệch âm 135.415 triệu đồng so với kế hoạch. Năm 2019, kế

m Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 TGTK huy động 3.015.24 4 3.030.591 3.097.971 3.069.294

Tiền gửi huy động 3.601.42

7 3.717.172 3.927.745 3.947.573

Tỷ trọng TGTK/tiền gửi huy động 83,72% 81,53% 78,87% 77,75%

Chỉ tiêu

m 2018 2019 2020

hoạch tăng trưởng TGTK là 6%, tương đương 3.212.426 triệu đồng, ngân hàng chỉ huy động được 3.097.971 triệu đồng. Năm 2020, ngân hàng có kế hoạch tăng trưởng 6,5% tuy nhiên trên thực tế mức huy động TGTK lại giảm 0,93% và chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế là âm 230.045 triệu đồng.

Tăng trưởng TGTK âm cũng như việc không đạt được kế hoạch trong năm 2020, nguyên nhân là do đại dịch COVID-19 bùng phát, NHNN thực hiện kéo giảm lãi suất nhiều lần và đến mức thấp nhất trong một thập kỉ qua nhằm thúc đẩy các NHTM mở rộng cho vay, hỗ trợ khách hàng trong thời kì đại dịch khó khăn. Vì vậy, với việc hạ lãi suất, xu hướng gửi tiền của người dân đến BIDV Tây Ninh cũng giảm theo. Trong khi đó, kế hoạch tăng trưởng TGTK được đưa ra vào đầu năm nên không thể bắt kịp những thay đổi phức tạp của tình hình kinh tế.

Mức độ thực hiện kế hoạch được thể hiện qua biểu đồ 2.1: Biểu đồ 2.1 Mức độ thực hiện kế hoạch

97% 96% 95% 94% 93% 92% 91% 2018 2019 2020

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Tây Ninh 2017-2020

Mặc dù không đạt được chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, BIDV Tây Ninh vẫn giữ mức ổn định đối với việc huy động TGTK khi mức độ thực hiện kế hoạch luôn đạt trên 90%. Cụ thể, năm 2018 là 95,72%, năm 2019 tăng lên với mức 96,44% và năm 2020 do tình hình kinh tế nhiều bất ổn nên việc thực hiện kế hoạch đạt 93,03%.

Bảng 2.11 Tỷ trọng TGTK trong tiền gửi huy động tại BIDV Tây Ninh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Tây Ninh 2017-2020

Bảng 2.11 cho thấy TGTK chiếm tỷ trọng cao trong nguồn tiền gửi huy động tại BIDV Tây Ninh, tuy nhiên, qua các năm, tỷ trọng này cũng giảm dần. TGTK tăng trưởng thấp so với nguồn tiền gửi huy động tại ngân hàng, nên làm cho tỷ trọng TGTK giảm dần. Năm 2017, TGTK chiếm tỷ trọng 83,72% và giảm dần xuống còn 77,75% vào năm 2020. Nhìn chung, TGTK vẫn đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn trong nguồn vốn huy động của ngân hàng khi luôn có tỷ trọng trên 77%.

Bảng 2.12 Cơ cấu TGTK tại BIDV Tây Ninh

Không kỳ hạn 686.580 22,65% 829.774 878.280 28,62%

Dưới 12 tháng 894.629 29,52% 1.276.171 41,19% 1.869.850 60,92%

Trên 12 tháng 1.449.382 47,83% 992.026 32,02% 321.164 10,46%

Theo loại tiền

VND 2.984.526 98,48% 3.060.795 98,80% 3.043.819 99,17%

Ngoại tệ 46.065 1,52% 37.176 1,20% 25.475 0,83%

Theo đối tượng

Cá nhân 1.801.383 59,44% 1.899.676 61,32% 1.960.051 63,86%

trên 12 tháng), theo loại tiền (VND, ngoại tệ) và theo đối tượng (cá nhân, tổ chức). Theo kỳ hạn, năm 2018, tỷ trọng TGTK trên 12 tháng chiếm cao nhất với 47,83% tương đương 1.449.382 triệu đồng, tiếp đến là TGTK dưới 12 tháng chiếm 29,52% và TGTK không kỳ hạn chiếm 22,65%. Xuất phát từ xu hướng đầu tư của người dân trong địa bàn, năm 2018, lượng khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi, không đầu tư vào kinh doanh và vào các lĩnh vực như vàng, chứng khoán nên nhu cầu gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng để giữ tiền chiếm tỉ trọng cao. Xu hướng gửi tiết kiệm với kỳ hạn trên 12 tháng giảm dần vào năm 2019 và 2020, khách hàng chuyển dần sang hướng gửi tiết kiệm ngắn hạn (không kỳ hạn, dưới 12 tháng). Năm 2019, lượng TGTK với kỳ hạn dưới 12 tháng

chiếm cao nhất là 1.276.171 triệu đồng tương đương 41,19%, tiếp đến là TGTK kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 32,02% và TGTK không kỳ hạn là 26,78%. Sang năm 2020, TGTK dưới 12 tháng tiếp tục tăng cao và đạt 1.869.850 triệu đồng tương đương 60,92% trong nguồn TGTK, sau đó là TGTK không kỳ hạn với mức tăng ít từ 829.774 triệu đồng năm 2019 lên 878.280 triệu đồng năm 2020, tương đương 28,62%, TGTK trên 12 tháng tiếp tục giảm đáng kể từ 992.026 triệu đồng năm 2019 xuống còn 321.164 triệu đồng năm 2020, và chỉ còn chiếm 10,46% trong tổng TGTK huy động. Trong năm 2020, do thực hiện theo yêu cầu hạ lãi suất từ NHNN nhằm thúc đẩy việc đầu tư cho các cá nhân tổ chức nên xu hướng gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài cũng giảm theo. Như vậy, qua 3 năm, TGTK không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng dần và đóng vai trò quan trọng trong nguồn TGTK, trong khi đó, TGTK trên 12 tháng lại giảm dần. TGTK trên 12 tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là nguồn vốn an toàn, có tính ổn định cao để ngân hàng thực hiện các hoạt động dịch vụ,

tuy nhiên qua các năm, huy động nguồn tiền này lại giảm dần, vì vậy, BIDV Tây Ninh cần phải có những biện pháp hợp lý để tiếp tục thu hút nguồn vốn này.

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu TGTK theo kỳ hạn tại BIDV Tây Ninh

Đơn vị tính: Triệu đồng 2.000.000 1.800.000 1.600.000 1.400.000 1.200.000 1.000.000 800.000 600.000 400.000 200.000 0 2018 2019 2020

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Tây Ninh 2017-2020

Theo loại tiền, trong giai đoạn từ 2018-2020, TGTK bằng VND chiếm tỉ trọng cao khi luôn trên 98% TGTK tại chi nhánh, còn TGTK bằng đồng ngoại tệ lại chiếm tỉ trọng

thấp và có xu hướng giảm dần. Điều này là do mức lãi suất huy động đối với ngoại tệ tại

BIDV ở mức 0%/năm, đúng theo quy định của NHNN. Do đó, tỉ trọng TGTK bằng ngoại

tệ chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và định hướng điều hành của NHNN về chống Đô-la hóa trong nền kinh tế.

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu TGTK theo loại tiền tại BIDV Tây Ninh

Đơn vị tính: Triệu đồng 3.120.000 3.100.000 3.080.000 3.060.000 3.040.000 3.020.000 3.000.000 2.980.000 2.960.000 2.940.000 2.920.000 2018 2019 2020 ■ VND ■ Ngoại tệ

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Tây Ninh 2017-2020

Theo đối tượng khách hàng, TGTK của khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng cao hơn so với khách hàng tổ chức. Trong 3 năm từ 2018-2020, tỉ trọng gửi tiết kiệm theo cá nhân tăng dần và theo tổ chức giảm dần. Cụ thể, đối với TGTK cá nhân, năm 2018 đạt 1.801.383 triệu đồng tăng lên thành 1.899.676 triệu đồng vào năm 2019 và đạt 1.960.051

m Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 TGTK huy động 3.015.244 3.030.59 1 3.097.971 3.069.294

Dư nợ cho vay 4.846.536 5.789.22

7 6.697.811 7.126.061

Khả năng sử dụng vốn từ TGTK 62,21% 52,35% 46,25% 43,07%

năm 2019 giảm xuống còn 1.198.295 triệu đồng và tiếp tục giảm xuống 1.109.243 triệu đồng vào năm 2020. Có thể thấy, mức tăng/giảm trong TGTK theo đối tượng là không đáng kể. Mặc dù năm 2020, BIDV Tây Ninh đã hạ lãi suất TGTK để đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, kinh doanh, tuy nhiên TGTK từ tổ chức cũng không giảm đáng kể, các doanh nghiệp vẫn còn e ngại để đầu tư và kinh doanh trong giai đoạn dịch COVID-19 phức tạp. Bên cạnh đó, đặc thù các doanh nghiệp tại địa phương là các hoạt động sản xuất, kinh doanh nên nguồn TGTK theo tổ chức chiếm tỉ trọng không cao so với cá nhân,

các doanh nghiệp luôn phải xoay vòng vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên nhu cầu gửi tiết kiệm là thấp. TGTK từ người dân thường là tiền nhàn rỗi với mục đích chính là tiết kiệm nên nó ít biến động hơn so với tổ chức, có thể nói, đây là nguồn tiền ổn định và điều này giúp hỗ trợ ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn được diễn ra an toàn hơn.

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu TGTK theo đối tượng tại BIDV Tây Ninh

Đơn vị tính: Triệu đồng

■ Cá nhân ■ Tổ chức

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Tây Ninh 2017-2020

trưởng thấp, trong khi đó hoạt động cho vay lại gia tăng cao, nên chỉ tiêu khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng giảm dần. Năm 2017, chỉ tiêu khả năng sử dụng vốn từ TGTK đạt 62,21% và giảm dần còn 43,07% vào năm 2020. Như vậy, qua các năm, nguồn vốn từ TGTK tài trợ cho hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng giảm. Chi nhánh phải sử dụng tiền gửi thanh toán, giấy tờ có giá và nguồn vốn lưu chuyển từ ngân hàng cấp trên để đáp ứng được nhu cầu cho vay.

Biểu đồ 2.5 Chi phí trả lãi TGTK bình quân tại BIDV Tây Ninh

3.500.000 3.000.000 2.500.000 2.000.000 1.500.000 1.000.000 500.000 0 2017 2018 2019 2020

TGTK huy động Chi phí trả lãi TGTK Chi phí trả lãi TGTK bình quân

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Tây Ninh 2017-2020

Dựa trên biểu đồ 2.5, có thể thấy chi phí trả lãi TGTK bình quân từ năm 2017 - 2020

tương đối tích cực khi chỉ dao động trong khoảng từ 4,75% - 5,3%. Trong giai đoạn từ 2017 - 2019, chi phí trả lãi TGTK bình quân tăng do lượng TGTK huy động được tăng. Năm 2020, tổng TGTK huy động của chi nhánh giảm từ 3.097.971 triệu đồng xuống 3.069.294 triệu đồng và chi phí trả lãi TGTK giảm từ 164.192 triệu đồng xuống còn 151.009 triệu đồng, do đó, chi phí trả lãi bình quân giảm từ 5.3% xuống 4.92%. Lãi suất trong năm 2020 đã điều chỉnh hạ nhiều lần để phù hợp với tình hình kinh tế cùng với đó là TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng giảm (biểu đồ 2.2), do đó chi phí trả lãi bình quân của BIDV Tây Ninh giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, chi nhánh cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao khả năng huy động TGTK, đảm bảo tăng trưởng TGTK ổn định, thực hiện được các chỉ tiêu và kế hoạch đề ra, cân đối giữa hoạt động cho vay và huy động vốn tại ngân hàng.

2.3 Đánh giá kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Ninh

Một phần của tài liệu 2220_010600 (Trang 70 - 81)