Giải pháp từ phía Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 84)

1.3.2.4 .Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường

3.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

3.3.1.1. Giải pháp từ phía Ngânhàng Nhà nước

Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả của các ngân hàng, cho thấy thị trường tài chính hiện nay ở Việt Nam ở mức phát triển thấp, mức độ cạnh tranh trên thị trường còn yếu và hoạt động của hệ thống NHTMVN vẫn dựa chủ yếu vào các NHTMNN. Chính vậy, để tạo động lực cho thị trường tài chính ở Việt Nam phát triển ổn định và lành mạnh cần có sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:

Trước hết, nâng cao năng lực quản lý điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNNVN, chất lượng cán bộ NHNNVN và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của hệ thống NHNNVN. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo

hướng xây dựng NHTW hiện đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNNVN.

Thứ hai, NHNNVN cần nhanh chóng đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hóa các NTM nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như: xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mực độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng; quản trị rủi ro; quản trị tài sản có; vốn; kiểm tra nội bộ; xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu; báo cáo tài chính nhằm tạo ra sự minh bạch trong hoạt động của các NHTM.

Thứ ba, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa. Với vai trò cấp quản lý trực tiếp và toàn bộ các hoạt động ngân hàng, NHNNVN cần đứng ra tư vấn và làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và công nghệ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống, tránh việc đầu tư đơn lẻ; dàn trải kém hiệu quả như việc đầu tư vào hệ thống thanh toán thẻ của một ngân hàng.

Thứ tư, giảm thiểu những can thiệp bằng hành chính trong việc quản lý các NHTM, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM.

Thứ năm, đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc hệ thống NHTM nhằm lành mạnh hóa hoạt động tài chính – ngân hàng và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Các biện pháp có thể thực hiện, bao gồm:

 Điều chỉnh quy định về vốn điều lệ theo hướng tăng dần.

 Tăng cường các quy định liên quan đến sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động của hệ thống gồm: hệ số CAR, tỷ lệ nợ xấu, các tỷ lệ bảo đảm khả năng thanh toán, đầu tư chéo giữa các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)