Các Kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 92 - 98)

1.3.2.4 .Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường

3.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

3.3.2. Các Kiến nghị

Những giải pháp trên có tính khả thi hay không thì không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của các NHTM mà còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ pháp lý của công cuộc cải cách hành của Chính phủ. Để có thể hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMVN, xin có một số kiến nghị sau:

1. Cải cách DNNN, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính khiến mức nợ khó đòi, nợ quá hạn tại các NHTMNN cao. Vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng là khó thực hiện.

2. Tuc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính nói riêng theo hướng đảm bảo sự công bằng, tính minh bạch giữa các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, đảm bảo sự an toàn và có hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, qua đó đưa luật trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát cạnh tranh. Tiến hành rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xây dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định cam kết theo yêu cầu thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ và các cam kết quốc tế của WTO.

3. Phải xác định một cách căn bản vai trò của NHNN. NHNNVN phải trở thành một Ngân hàng trung ương thực sự, chứ không phải như hiện nay, NHNN vừa là “người chủ”, vừa là người “cầm còi” giám sát các NHTM Nhà nước.

4. Mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xóa bỏ cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với các NHTMVN, cũng như xóa bỏ các giới hạn về số lượng, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của nước ngoài, đảm bảo quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết đa phương và song phương. Việc có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài

chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh, lành mạnh hóa các NHTMVN và tránh không bị rơi vào khủng hoảng tài chính – ngân hàng.

5. Nâng cao tính độc lập và tự chủ cho NHNNVN để NHNN thực sự đóng vai trò và chức năng của một NHTW. Có như vậy, NHNN mới có thể quản lý tốt các hoạt động tiền tệ, tín dụng khi mà nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường với quá trình tiền tệ hóa diễn ra mạnh mẽ.

6. Triệt để xóa bỏ cơ chế bao cấp dưới mọi hình thức, bởi vì nếu cơ chế bao cấp cho các NHTM thì không thể tạo động lực cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.

7. Nhanh chóng hợp nhất và điều chỉnh các chuẩn mực của Việt Nam cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong quản lý và điều hành các NHTM.

8. Các NHTM phải xây dựng và hoàn thiện các chiến lược phát triển dài hạn cho riêng mình vì không có mô hình chung cho mọi ngân hàng, lựa chọn đối tác chiến lược, tăng năng lực tài chính và quản lý, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và khẩn trương điều chỉnh các hoạt động kinh doanh để thích ứng với điều kiện mới khi mà hiện nay luồng vốn lưu chuyển trong nền kinh tế ngày càng nhanh và với quy mô ngày càng lớn. Chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.

9. Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý và kinh doanh dựa trên nền tảng của việc phát triển nguồn nhân lực chúng trọng cả về số lượng và chất lượng mà đặc biệt là chất lượng chuyên môn, xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng với người lao động.

10. Cần mạnh dạn đưa phương pháp phân tích định lượng vào đánh giá, xết hạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nhằm điều chỉnh chiến lược của từng ngân hàng nói riêng và của cả ngành nói chung cho phù hợp với những biến động của thị trường và nền kinh tế.

11. Phát triển đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp thích ứng với những biến đối của công nghệ ngân hàng hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Xuất phát từ mục tiêu và những kết quả đạt được trong giai đoạn nghiên cứu cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn, đề tài đã đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính là các giải pháp nhằm phát huy thế mạnh, nhóm các giải pháp khắc phục điểm yếu và nhóm các giải pháp hỗ trợ. Đi sâu sâu phần nội dung của các nhóm giải pháp bao gồm: các giải pháp về vốn, giải pháp nâng cao nguồn nhân lực, giải pháp tiếp tục phát triển công nghệ, giải pháp phát triển mạng lưới, giải pháp đẩy mạnh sự khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm, giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing, giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

Những đề xuất nhằm thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam nêu trên chỉ là những đề xuất nền tảng, mang tính chất định hướng. Điều cần thiết là tự thân các ngân hàng phải đánh giá đúng thực lực của ngân hàng mình, nhìn nhận thấu đáo các vận hội và thách thức, định cho mình một chiến lược phát triển cụ thể dựa trên các lợi thế so sánh, khả năng khơi đậy các tiềm lực trong tương lai.

Và chúng ta cũng biết rằng không có bất kỳ một lý thuyết hay bấy kỳ một mô hình kinh doanh nào là khuôn mẫu, là mực thước cho sự thành công chắc chắn trong kinh doanh … Kiến thức kinh tế là hành trang chia đều cho tất cả mọi người. Điều còn lại thuộc về bảnh lĩnh, năng lực, lòng dũng cảm và đôi khi là một chút may mắn nữa.

KẾT LUẬN

Với mục đích nghiên cứu đã được xác định của Luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM;

Trên cơ sở các lý luận làm định hướng, để phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các thế mạnh, đồng thời tập trung giải quyết các tồn tại, điểm yếu mà hệ thống NHTM Việt Nam đang gặp phải, nắm bắt các cơ hội để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam.

Luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau :

Một là, luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường từ đó làm cơ sở nền tảng để đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam.

Hai là, luận văn đã phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh như: Năng lực tài chính; Thương hiệu, mạng lưới hoạt động; sản phẩm dịch vụ; Nguồn nhân lực và quản trị điều hành; Năng lực Marketing và Năng lực công nghệ.

Ba là, qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, luận văn đã đề xuất chiến lược cạnh tranh tổng thể, chiến lược cạnh tranh cấp doanh nghiệp, quan điểm xây dựng giải pháp và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong đó tập trung vào 03 nhóm giải pháp chính: Phát huy điểm mạnh; Hạn chế Điểm yếu; Nắm bắt cơ hội. Gắn liền với các nhóm giải pháp này là các đề xuất cụ thể để thực thi các giải pháp mà luận văn đã đưa ra.

Các vấn đề trên có giá trị thực tiễn có thể áp dụng vào thực tế hoạt động để xây Với những nội dung chính trên, luận văn đã cơ bản hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Song quá trình thực hiện đề tài khóa tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong

Cuối cùng, Tác giả xin chân thành cám ơn đến tập thể Quý Thầy Cô Khoa Sau Đại học Trường Đại Ngân hàng TP.HCM giảng dạy trong thời gian qua và đặc biệt là TS.Phan Ngọc Minh (là người hướng dẫn khoa học cho tác giả) đã rất nhiệt tình hỗ trợ cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.

Xin trân trọng cảm ơn!

chí Tài chính Ngân hàng Số Tháng 12.2005

2. Lê Đình Hạc (2005), Luận án Tiến sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

3. Lê Hùng (2004), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

4. Mạch Hồng Quang (2012), Luận văn “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận”, Thư viện trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

5. Micheal E.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội

6. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB ĐH Quốc gia TP. HCM

7. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Vit Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành ngày 24/05/2006, Hà Nội.

8. Chính phủ (2006), Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về việc ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, ban hành ngày 22/11/2006, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà Nước Việt nam (2012), Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 kèm theo Quyết định 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ.

13. www.sbv.gov.vn-Ngân hàng Nhà Nước

14. www.stox.vn-công ty chuyên về cung cấp thông tin tài chính

15. www.vcbs.com.vn- công ty chứng khoán ngân hàng TMCP Ngoại Thương

16. www.vietstock.com.vn- công ty chứng khoán vietstock 17. www.wikipedia.com- từ điển bách khoa toàn thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)