Mô hình ma trận hình ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 32)

1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRONG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH NGÂN

1.2.3.3. Mô hình ma trận hình ảnh

Để khắc phục nhược điểm của phân tích dựa trên mô hình so sánh trực tiếp, việc nghiên cứu vận dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix), qua đó giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành là một giải pháp mang tính khả thi cao. Việc vận dụng phương pháp chuyên gia trong việc xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm giúp ngân hàng nhận thức đầy đủ môi trường cạnh tranh, để từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng tốt hơn.

- Quy trình đánh giá

Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho ta nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và nhược điểm của họ. Ma trận này là sự mở rộng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài bằng cách đưa vào đó các yếu tố quan trọng của môi trường bên trong để so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp gồm:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là từ 10 đến 20 yếu tố). Lưu đồ quá trình đánh giá như sau:

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể định khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ

Đặt vấn đề

(Xác định đối tượng, mục tiêu đánh giá)

Xây dựng các yếu tố đánh giá

(Thông thường từ 10 – 20 yếu tố)

Xác định thang điểm, trọng số

Lựa chọn chuyên gia

Gửi câu hỏi cho các chuyên gia

Các chuyên gia trả lời câu hỏi

Thu thập, phântích kết quả đánh giá của chuyên gia

(Tiến hành xử lý tính toán)

Tổng kết

nhất khi phân loại bằng 2, điểm trung bình khi phân loại bằng 3, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 4 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 5. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhận thức mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận từ 3,0 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận nhỏ hơn 3,0 thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.

Khung đánh giá các năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh Trọng số Công ty cần đánh giá Đối thủ 1 Đối thủ 2 Đối thủ 3 Đối thủ 4 ….

Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm

Thông thường khoảng 10 -> 20 yếu tố 0 -> 1.00 1 -> 5 1 -> 5 1 -> 5 1 -> 5 1 -> 5 Tổng điểm có trọng số 1.0

Cuối cùng, thông qua khung đánh giá này sẽ xác định những năng lực cạnh tranh nào cần được duy trì, cũng như cần được củng cố thêm và những năng lực nào cần phải xây dựng. Từ đó đề ra các biện pháp nhằm duy trì, củng cố và xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.

- Những hạn chế trong quá trình thực hiện

Như đã nêu trên, cần kết hợp phương pháp chuyên gia với 4 công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp để doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

- Kết luận

Công cụ đánh giá bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh doanh nghiệp được giới thiệu trên đây sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, từ đó tìm ra được những lợi thế cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)