1.3.2.4 .Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường
1.3.2.6. Năng lực cốt lõi
- Năng lực cốt lõi là gì? Năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp thường được hiểu là những khả năng mà doanh nghiệp có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thỏa mãn ba điều kiện: Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng; Khả năng đó đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chước; và có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác.
Năng lực cốt lõi có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên năng lực cốt lõi: Khi phát triển SPDV mới, doanh nghiệp thường dựa vào năng lực cốt lõi, tức những thế mạnh sẵn có của mình. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp khi xem xét các quyết định phát triển SPDV mới bổ sung cho SPDV hiện có. Năng lực cốt lõi sẽ tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc xây dựng mục tiêu và hoạch định chiến lược, góp phần quyết định vào sự thành bại trong kinh doanh.
- Năng lực cốt lõi không phải tự nhiên mà có. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình SXKD, mang lại thế mạnh và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Năng lực cốt lõi khi đã có thì không có nghĩa là sẽ dừng lại, mà cần phải được tiếp tục xây dựng, phát triển thêm cả về chất lượng lẫn số lượng. Sử dụng năng lực cốt lõi trong phát triển các SPDV mới sẽ làm cho xác suất thành công cao hơn, mức độ rủi ro thấp hơn. Hợp tác, liên kết, liên doanh, dựa vào thế mạnh của đối tác, rồi dần dần xây dựng năng lực cốt lõi cho mình là một trong những quyết sách khôn ngoan, đem lại sự thành công vượt bậc cho nhiều doanh nghiệp trong thời gian gần đây.