Về khả năng phát triển sản phẩm và dịch vụ ngânhàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 62)

1.3.2.4 .Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường

2.2. PHÂNTÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

2.2.2. Về khả năng phát triển sản phẩm và dịch vụ ngânhàng

Các dịch vụ mà các ngân hàng Việt Nam đang cung cấp hiện nay, dù đã được đa dạng hóa nhưng vẫn đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển hoặc phát triển nhưng chưa đồng bộ. Rất nhiều dịch vụ phát triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ dành cho khách hàng thượng lưu, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn và hỗ trợ tài chính, trung gian tiền tệ, trao đổi công cụ tài chính, cung cấp thông tin tài chính và dịch vụ chuyển đổi. Hoạt động ngân hàng đầu tư và kênh phân phối điện tử đã tăng trưởng nhanh chóng nhưng tính tiện ích và hiệu quả kinh tế chưa cao. Các hoạt động tiền tệ, lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ phái sinh ngoại hối, đầu tư

vẫn trong giai đoạn đầu. Thị trường dịch vụ ngân hàng vẫn phát triển dưới mức tiềm năng, các mô hình cạnh tranh còn đơn giản. Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với dịch vụ ngân hàng chưa cao do những hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ và thương hiệu chưa phổ biến, nên dễ dẫn tới sự bất ổn của thị trường dịch vụ, do đó dễ tạo ra sự cạnh tranh về giá (lãi suất) để lôi kéo khách hàng của nhau. Nếu dịch vụ ngân hàng không được cải tiến mạnh mẽ, phát triển dịch vụ chưa theo định hướng nhu cầu của khách hàng, thì hệ thống ngân hàng trong nước sẽ khó duy trì thị phần của mình, nhất là khi sự phân biệt giữa NHTM trong nước và nước ngoài căn bản được xóa bỏ vào năm 2011. Lợi thế về truyền thống và mạng lưới sẽ khó giúp các ngân hàng trong nước phát triển các dịch vụ mới và các dịch vụ phi tín dụng – những dịch vụ cần công nghệ và kỹ năng khai thác của các cán bộ ngân hàng. Báo cáo của HSBC Việt Nam cho thấy: doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm 1/3 tổng doanh thu của ngân hàng. Cách đây 5 năm khách hàng là các công ty Việt Nam chỉ chiếm 3%, thì nay đã lên tới 70% trên tổng số khách hàng của HSBC.

BẢNG 2.9: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TĂNG TRƢỞNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng phƣơng tiện thanh toán Tốc độ tăng/giảm so với năm 2011 (%) Tổng huy động từ tổ chức và cá nhân trong nƣớc Tốc độ tăng/giảm so với năm 2011 (%) Tổng dƣ nợ tăng/giảm Tốc độ so với năm 2011 (%) 2008 1.622.130 20,30 1.385.281 22,80 1.275.048 23,40 2009 2.092.447 28,99 1.799.222 29,88 1.869.255 39,57 2010 2.789.184 33,30 2.451.236 36,24 2.475.535 31,19 2011 3.125.961 12,07 2.754.968 12,39 2.830.193 14,33 2012 3.751.153 20,00 3.195.763 16,00 3.028.306 7,00

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN qua các năm [13]

Thời điểm tự do hóa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng của Việt Nam đã và đang đến rất gần, nhưng so với các phương thức cung cấp dịch vụ trong GATS, các dịch vụ ngân hàng Việt Nam chủ yếu được cung cấp ở trong nước. Việc cung cấp dịch vụ qua biên giới, hiện diện thương mại và hiện diện của thể nhân còn hạn

chế. Tổng doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ tài chính của Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.

- Hoạt động huy động vốn

Theo số liệu từ NHNN, huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng năm 2012 tăng khoảng 16% đạt 3.195.763 tỷ đồng. Tại các ngân hàng lớn, ngoại trừ sụt giảm của ngân hàng do khủng hoảng, tình hình huy động vốn tăng khá mạnh.

Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với mức huy động đạt 540.000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng đạt 21,5% so với năm 2011. Tuy nhiên, ngân hàng đứng đầu về tốc độ huy động lại là SHB với 123% mặc dù mức độ huy động chỉ đạt 77.598 tỷ đồng.

BẢNG 2.10: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI MỘT SỐ NHTM NĂM 2012

Ngân hàng Mức huy động (tỷ đồng) Mức tăng trƣởng (%) Agribank 540.000 21,5 BIDV 360.167 26 Vietcombank 288.271 25,3 Vietinbank 284.514 12,1 Sacombank 107.746 43,5 Techcombank 111.462 25,7 Eximbank 70.458 30 MB 117.747 31,5 SHB 77.598 123 ACB 125.233 -11,9

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2012 [18]

Tỷ trọng vốn huy động của các ngân hàng hiện nay chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc quản trị nguồn vốn, khó đảm bảo cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài tạo nguy cơ rủi ro về thanh khoản và lãi suất.

Với việc xử lý nghiêm của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc vi phạm trần lãi suất huy động thì hầu hết các ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện trần lãi

suất, hiện tượng chạy đua lãi suất và thỏa thuận ngầm với khách hàng đã giảm đáng kể.

Một số ngân hàng thương mại có lợi thế về mạng lưới, thương hiệu thì nguồn vốn huy động tăng mạnh trong khi đó một số ngân hàng nhỏ huy động vốn trên thị trường 1 gặp khó khăn. Một số khác quản trị rủi ro thanh khoản yếu dẫn đến vốn huy động phụ thuộc lớn vào thị trường 2, nắm giữ ít giấy tờ có giá, thực hiện cạnh tranh lách huy động vốn với lãi suất cao đã ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng khác và gây mất ổn định thị trường tiền tệ.

- Hoạt động tín dụng

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng ước tính cả năm 2012 là 7%, chỉ bằng phân nửa so với chỉ tiêu đưa ra đầu năm là từ 15% đến 17%, là mức tăng thấp nhất từ năm 2001 đến nay và đạt ở mức 3.028.306 tỷ đồng . Tỷ trọng nợ xấu có xu hướng tăng cao do tình trạng chung của các doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn, sản xuất của doanh nghiệp đang suy giảm nghiêm trọng gây khó khăn trong việc thu nợ.

Các NHTM cũng đã điều chỉnh lãi suất cho vay theo xu hướng giảm dần, phù hợp với xu hướng của lãi suất huy động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.

BIỂU ĐỒ 2.2: TỶ LỆ TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (2001 – 2012)

BẢNG 2.11: TÍN DỤNG VÀ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NHTM NĂM 2012 Đơn vị: tỷ đồng Ngân hàng Cho vay khách hàng Tốc độ tăng/giảm so với năm 2011(%) Nợ xấu Trích lập dự phòng rủi ro Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ tín dụng (%) Agribank 480.453 8,2 27.803 N/A 5,79 BIDV 339.931 14,1 9.102 3.565 2,68 Vietcombank 241.162 15 5.461 3.230 2,26 Vietinbank 329.683 13,5 4.890 4.352 1,48 Sacombank 96.334 19 1.824 1.336 1,89

Tecjcombank 68.261 7,6 N/A 1.450 N/A

Eximbank 74.922 0,35 987 239 1,32

MB 74.478 26,1 1.370 2.027 1,84

SHB 55.561 92,8 4.844 555 8,72

ACB 101.333 -0,5 2.570 487 2,54

Nguồn: BCTC các ngân hàng năm 2012 [18]

Thu nhập của ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động cho vay nhưng năm qua với điều kiện kinh tế khó khăn chung thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng của hầu hết các ngân hàng đều bị ảnh hưởng dẫn đến hiệu quả hoạt động bị giảm sút đáng kể.

Năm 2013 các ngân hàng đang tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường chất lượng tín dụng do đó tín dụng ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn.

- Các dịch vụ khác

Nhận thức được vai trò của dịch vụ trong cạnh tranh và trong xu thế mới, các NHTM đã không ngừng hoàn thiện phát triển các sản phẩm hiện có và cho ra đời nhiều sản phẩm mới. Tỷ trọng thu nhập dịch vụ ngày càng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tổng phương tiện thanh toán năm 2012 tăng mạnh khoảng 20% vượt chỉ tiêu đầu năm là khoảng 14 - 16%, đạt 3.751.153 tỷ đồng.

Dịch vụ thẻ và mở tài khoản cá nhân phát triển nhanh chóng. Hệ thống máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ (máy POS) ngày càng nhiều và được kết nối. Theo Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, hiện cả nước có hơn 54 triệu thẻ, trong đó có 50 triệu thẻ nội địa, nhưng phần lớn các giao dịch phát sinh qua thẻ chỉ là rút tiền mặt để chi tiêu chứ không sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ.

Tỷ trọng tiền mặt trong thanh toán có xu hướng giảm nhưng nhìn chung trong khu vực thì Việt Nam vẫn đang còn ở mức cao.

Nhiều ngân hàng đang ứng dụng và triển khai các sản phẩm bán lẻ đa dạng trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo sự khác biệt của các ngân hàng. Hàng loạt tiện ích đã được đưa vào sử dụng như dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thanh toán tự động; thanh toán vé máy bay, ví điện tử, nạp tiền cho điện thoại di động, các sản phẩm về bảo lãnh, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, vàng, tư vấn tài chính, môi giới tiền tệ, thu chi hộ, mua bán chứng khoán, bất động sản, đại lý chuyển tiền… Một số ngân hàng định hướng hình thành tập đoàn đã thành lập các công ty con hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản, cho thuê tài chính, vàng.

Tuy nhiên, so với số sản phẩm dịch vụ bán lẻ của các NHNNg thì số sản phẩm của ngân hàng Việt Nam còn ít và chất lượng sản phẩm còn thấp, phương thức cạnh tranh chủ yếu là mở rộng mạng lưới, cạnh tranh về giá thay vì cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ. Nhiều dịch vụ đã có trên thế giới hàng chục năm nhưng ở Việt Nam còn mới mẻ như bao thanh toán, các sản phẩm phái sinh...Các nghiệp vụ này được một số ngân hàng thực hiện nhưng chưa được đẩy mạnh. Các ngân hàng mới thành lập và quy mô nhỏ sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, khả năng phát triển sản phẩm dịch vụ còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)