Mô hình SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 29)

1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRONG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH NGÂN

1.2.3.2. Mô hình SWOT

Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp

- Ma trận SWOT cho phép doanh nghiệp đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình và ước lượng được những cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh bên ngoài để từ đó có thể đề ra chiến lược và chính sách kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cụ thể:

+ Chiến lược Điểm mạnh – Cơ hội (S – O): sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.

+ Chiến lược Điểm yếu – Cơ hội (W – O): cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.

+ Chiến lược Điểm mạnh – Thách thức (S – T): sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các thách thức bên ngoài.

+ Chiến lược Điểm yếu – Thách thức (W – T): cải thiện điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của các thách thức bên ngoài.

- Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin thu thập cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, mà phải thu thập thông tin từ nhiều phía, nhiều nguồn: khách hàng, nhà cung cấp, đối tác ..vv…có như vậy mới giúp cho việc phân tích SWOT được chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)