CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82)

3.3.1. Các giải pháp

Từ những phân tích ở Chương 2, tôi xin đề xuất một số giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước cũng như các giải pháp từ phía chính các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các NHTMVN trong thời gian tới.

3.3.1.1. Giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước

Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả của các ngân hàng, cho thấy thị trường tài chính hiện nay ở Việt Nam ở mức phát triển thấp, mức độ cạnh tranh trên thị trường còn yếu và hoạt động của hệ thống NHTMVN vẫn dựa chủ yếu vào các NHTMNN. Chính vậy, để tạo động lực cho thị trường tài chính ở Việt Nam phát triển ổn định và lành mạnh cần có sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:

Trước hết, nâng cao năng lực quản lý điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNNVN, chất lượng cán bộ NHNNVN và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của hệ thống NHNNVN. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo

hướng xây dựng NHTW hiện đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNNVN.

Thứ hai, NHNNVN cần nhanh chóng đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hóa các NTM nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như: xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mực độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng; quản trị rủi ro; quản trị tài sản có; vốn; kiểm tra nội bộ; xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu; báo cáo tài chính nhằm tạo ra sự minh bạch trong hoạt động của các NHTM.

Thứ ba, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa. Với vai trò cấp quản lý trực tiếp và toàn bộ các hoạt động ngân hàng, NHNNVN cần đứng ra tư vấn và làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và công nghệ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống, tránh việc đầu tư đơn lẻ; dàn trải kém hiệu quả như việc đầu tư vào hệ thống thanh toán thẻ của một ngân hàng.

Thứ tư, giảm thiểu những can thiệp bằng hành chính trong việc quản lý các NHTM, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM.

Thứ năm, đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc hệ thống NHTM nhằm lành mạnh hóa hoạt động tài chính – ngân hàng và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Các biện pháp có thể thực hiện, bao gồm:

 Điều chỉnh quy định về vốn điều lệ theo hướng tăng dần.

 Tăng cường các quy định liên quan đến sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động của hệ thống gồm: hệ số CAR, tỷ lệ nợ xấu, các tỷ lệ bảo đảm khả năng thanh toán, đầu tư chéo giữa các ngân hàng.

3.3.1.2. Giải pháp từ phía các Ngân hàng thương mại

Kết quả phân tích ở Chương 2 cũng cho thấy các NHTMVN vẫn còn sử dụng lãng phí các nguồn lực và một số ngân hàng đang phải đối mặt với hiệu suất giảm theo quy mô. Các NHTMNN tuy chiếm thị phần thị trường lớn nhưng hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều hạn chế, hoạt động vẫn dựa chủ yếu vào các nghiệp vụ truyền thống có nhiều rủi ro.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, sức mạnh cạnh tranh trong xu hướng hội nhập quốc tế đòi hòi các NHTM cần tiếp tục đẩy mạnh việc chấn chỉnh củng cố hoạt động của các ngân hàng theo hướng:

+ Nâng cao năng lực tài chính

Năng lực tài chính của các NHTM nước ta nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đền còn thấp so với các nước trong khu vực, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMVN chính điều này cho ta gợi ý để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như: Cơ cấu lại vốn điều lệ, vốn tự có phù hợp với chuẩn mực quốc tế cà xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm cung cấp một dịch vụ đệm để bù đắp các rủi ro, thua lỗ và cho phép các NHTM tiếp tục tồn tại để từng bước có cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.

Đối với các NHTM Nhà nước, tập trung bổ sung thêm vốn để đến năm 2020 đạt trong phạm vi giới hạn 8% – 13%, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nếu các NHTM nhà nước chỉ mong chờ vào ngân sách nhà nước thì không phải là một giải pháp đúng đắn mà giải pháp cơ bản là phải cổ phần hóa. Như vậy, phải nhanh chóng hoàn tất quá trình cổ phần hóa bốn ngân hàng thương mại nhà nước còn lại sau khi đã thực hiện thành công cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương, nhằm tận dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước. Bời vì, quá trình cổ phần hóa sẽ thực hiện việc tái cơ cấu lại vốn cho các NHTM nhà nước từ đó nâng cao năng lực tài chính, đổi mới toàn bộ cách thức quản lý, tuyển dụng nhân sụ. Trên cơ sở đó thay đổi mô hình quản lý từ đó tạo các sắc thái mới trong hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện để các ngân hàng phát hành trái phiếu dài hạn nhằm thúc đẩy thị trường vốn.

Nghiên cứu và xem xét tiến hành sát nhập các NHTM nhà nước để trở thành một ngân hàng có đủ tiềm lực về tài chính có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, các NHTM nhà nước ở Việt nam tuy có tên gọi khác nhau nhưng đều có các chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng như nhau và đều có vốn sở hữ của nhà nước. Chính việc chia nhỏ nguồn vốn của nhà nước thành nhiều ngân hàng đã làm cho hoạt động không hiệu quả bời chi phí cho công tác điều hành chi phí quản lý quá cao. Sáp nhập sẽ tạo nên quy mô về vốn lớn đồng thời giảm được chi phí điều hành, quản lý và hơn hết là tạo nên phương thức quản lý mới là cơ hội để sử dụng vốn có hiệu quả.

Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong hệ thống ngân hàng để tận dụng vốn và kỹ thuật cũng như trình độ quản lý từ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khi lựa chọn các đối tác chiến lược các ngân hàng thương mại cần phải cân nhắc kỹ, bởi vì có những đối tác chỉ đơn thuần vì muc tiêu hưởng cổ tức hoặc lợi nhuận từ chênh lệch giá vốn trên thị trường.

Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn vốn điều lệ thông qua sáp nhập hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu, đối với những NHTM hoạt động yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục được những yếu kém về tài chính thì có thể thu hồi giấy phép hoạt động. Đồng thời nâng giới hạn vốn điều lệ và dần dần chuyển đổi và xóa bỏ loại hình ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Tuy nhiên NHNN cũng cần thận trọng khi cho phép các ngân hàng thương mại cổ phấn đô thị tăng vốn vì một số ngân hàng này hiện nay đang hoạt động với hiệu suất giảm theo quy mô và tỷ lệ an toán vốn hiện tại quá lớn bởi vậy việc tăng vốn chủ sở hữu là không có ý nghĩa đối với ngân hàng này.

Theo quan điểm của Tác giả, các mục tiêu về năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam như sau:

 Quy mô vốn điều lệ: 5.000 tỷ đến năm 2015, 10.000 tỷ đến năm 2020  Hệ số CAR: trong phạm vi giới hạn 8% - 13%

 Tỷ lệ nợ xấu: ≥ 3%  ROE: ≥ 12%

+ Hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và phải xem đây là mục tiêu chiến lược để cạnh tranh với NHNNg, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng trong nước. Đặc biệt là cơ chế thanh toán, phải nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có tính hệ thống, đồng bộ. Mạng lước phủ khắp nơi, nhưng giữa các chi nhánh không liên lạc với nhau thì vô nghĩa.

Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút nhiều khách hàng, quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng, c6ng tác điều hành hiệu quả, đặc biệt là ngân hàng sẽ huy động nhiều tiền gởi thanh toán (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng, tiện lợi và mở rộng kênh phân phối. Một chiến lược công nghệ dài hạn là công cụ thiết yếu để ngân hàng thống nhất quản lý những nỗ lực cải tiến công nghệ của mình tránh sự đầu tư manh mún, tùy tiện gây lãng phí.

Các quyết định đầu tư về công nghệ thông tin không chỉ đòi hỏi có nguồn lực tài chính lớn, mà còn cần một sự đầu tư lớn về chất xám, nhằm đảm bảo các công nghệ lựa chọn là phù hợp và có khả năng nâng cấp để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tiến bộ công nghệ. Vì vậy, các NHTM cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực công nghệ, sao cho kịp với những tiến bộ công nghệ trên thế giới; tiến hành đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ cho nhân viên ngân hàng; thận trọng trong việc thuê tư vấn, lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, máy móc. Các cán bộ công nghệ thông tin cần có đủ khả năng thẩm định, đánh giá tính đúng đắn và tính tin cậy của các chuyên gia tư vấn, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào các chuyên gia này, dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm.

Ngoài ra trong quá trình đầu tư trang thiết bị và lắp đặt các phần mềm, đặc biệt cần chú trọng thực hiện các giải pháp an ninh mạng một cách triệt để. Như vậy, mới có khả năng ngăn ngừa rủi ro những tội phạm tin học, hay rủi ro đạo đức xuất phát từ phía các cán bộ ngân hàng cũng như khách hàng.

Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới, phù hợp và thích ứng với sự phát triển của công nghệ hiện đại cũng cần được chú trọng, để nâng cao hiệu quả khai thác công nghệ. Cho nên, các NHTM cần tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối bao gồm các điểm giao dịch, hệ thống máy ATM, POS, kênh ngân hàng điện tử, … Phát triển các sản

phẩm mới như dịch vụ thanh toán và thương mại điện tử, hệ thống chuyển mạch và quản lý thẻ.

Ngoài ra, ngân hàng là một ngành đòi hỏi một sự liên kết cao, không chỉ về mặt tài chính mà còn cả công nghệ. Sự thiếu đồng bộ trong công nghệ giữa các ngân hàng trong hệ thống, sẽ dẫn đến việc ngân hàng không kết nối được với nhau trong các giao dịch, làm yếu đi công nghệ của toàn hệ thống. Cho nên, cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, để góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho toàn hệ thống ngân hàng.

Tóm lại, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp các NHTM nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì vậy, nền tảng công nghệ thông tin hiện đại là chiếc chìa khóa tạo cho các NHTM khẳng định vị thế của mình và tự tin khi tham gia quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

+ Xây dựng chiến lƣợc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên thị trƣờng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dịch vụ truyền thống và phát triển dịch vụ mới

Khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn còn thấp và thu nhập hiện tại của các ngân hàng chủ yếu là thu nhập từ lãi, một số ngân hàng đang rơi vào tình trạng hiệu suất giảm theo quy mô. Như vậy, để tăng hiểu quả hoạt động của mình thì các ngân hàng cần phải:

 Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng. Đối với những khách hàng này, khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả.

 Khi phát triển mạng lưới chi nhánh của mình các ngân hàng cần dựa trên nguyên tắc không phình to, cồng kềnh bộ máy tổ chức và không tăng về con người, điều này đặc biệt quan trọng đối với một số ngân hàng đang phải đối mặt với hiệu suất giảm theo quy mô. Kết hợp với sự phát triển mạng lưới AUTOBANKING dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống ATM, tuy nhiên phải kèm theo cung

cấp cách dịch vụ gia tăng tiện ích sử dụng máy ATM (như tăng chức năng nhận tiền mặt, chi trả thanh toán tiền điện, điện thoại, cước viễn thông, nộp phí bảo hiểm ngay tại máy ATM). Việc mở rộng chi nhánh phụ cấp một, cấp hai, phòng giao dịch phải nâng cao được khả năng tiếp cận các dịch ngân hàng của dân cư, và đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có.

 Ngoài ra, các đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác biệt là hết sức quan trọng. Về chiến lược thu hút tiền gửi, cần xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho dân chúng thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng. Đồng thời, những thủ tục rắc rối cần được cắt giảm để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.

 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của NHTM kết hợp với đổi mới công nghệ thanh toán với những dịch vụ mới như Internet banking, phone banking ..., cải tiến chính sách lãi suất đa dạng tương ứng với những hình thức huy động, để đẩy mạnh tín dụng cần phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, cần tạo được quy trình cung cấp linh hoạt sản phẩm của ngân hàng, đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng có thể đưa ra điều kiện cho vay và lãi suất ưu đãi hơn theo thỏa thuận giữa hai bên.

 Khi mà các dịch vụ truyền thống ờ một số ngân hàng đối mặt với hiệu suất giảm theo quy mô, thì các ngân hàng cần tận dụng những cơ sở hạ tầng hiện có để mở rộng được thị trường kinh doanh phục vụ các đối tượng khách hàng ở trong nước, bao gồm cung cấp thêm các dịch vụ quản lý và chi trả tiền lương của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự tiện dụng cho mọi người trong chi tiêu, thanh toán, ngân hàng có điều kiện tăng số dư trong tài sản nợ để cho vay, dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác có liên quan đến các cá nhân và hộ gia đình; dịch vụ ngân hàng đối ngoại; dịch vụ phát hành thẻ tín dụng, thẻ bảo chi nội – ngoại tệ bằng vốn tự có của khách hàng với nhiều mệnh giá và mức ưu đãi khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)