1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRONG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH NGÂN
1.2.2.4. Năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một NHTM. Để phản ánh về chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nhìn chung các NHTM thường quan tâm đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và nợ tồn đọng đối với hoạt động tín dụng. Các chỉ tiêu này là thước đo quan trọng nhất để đánh giá sự lành mạnh, hiệu quả, an toàn vốn đồng thời tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Theo thông lệ quốc tế tỷ lệ nợ xấu dưới 5% được xem là tín dụng có chất lượng tốt, ngược lại trên 5% được coi là có vấn đề dược xem xét. Ở Việt Nam, theo Quy định xếp loại NHTM ban hành theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/3/2008 của NHNN Việt Nam thì tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% được xem là an toàn, ngược lại được xem là có vấn đề.
Mặt khác, khi xem xét cụ thể, chất lượng tín dụng chính là chất lượng các khoản cho vay của NHTM. Các khoản vay được đánh giá là có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi vay đúng hạn cho ngân hàng theo đúng cam kết, đồng thời bù đắp được chi phí và có lợi nhuận. Điều này có nghĩa là, ngân hàng tổng hợp tạo ra hiệu quả trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội. Chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng tín dụng, đòi hỏi ngân hàng cần tiến hành kiểm tra, kiểm soát, đánh giá khả năng trả nợ, mức độ tín nhiệm của khách hàng, kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.
Chất lượng tín dụng là mấu chốt để cho NHTM tồn tại và củng cố năng lực tài chính. Do đó, chất lượng tín dụng trở thành yếu tố quan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động và thể hiện năng lực cạnh tranh.