Đối với Việt Nam, yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng đã tới rất gần, do đó cần đẩy mạnh các cải cách ngân hàng hơn nữa. Thuận lợi của chúng ta là có thể tổng kết tiếp thu kinh nghiệm quý báu của các nước đi trước để vận dụng, song khó khăn cũng rất lớn vì xuất phát điểm của chúng ta quá thấp, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng hạn chế, như không nói là yếu kém, sự chuẩn bị cơ sở vật chất, cơ sở pháp lý của Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước chưa thật tốt. Tuy nhiên, chúng ta chấp nhận cạnh tranh, không đưa ra các rào cản bất hợp lý nhằm bảo hộ sự yếu kém của một vài ngân hàng, vì rằng động lực của hội nhập và cạnh tranh là nhằm đạt được hiệu quả cao hơn, cụ thể là:
- Phải xây dựng một môi trường pháp lý ngân hàng trong nước hấp dẫn trong đó cơ chế chính sách nhất quán, công tác thanh tra giám sát an toàn, chế độ báo cáo kiểm toán minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các ngân hàng.
- Phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM Việt Nam một cách toàn diện. Trong đó, chú trọng tăng cường năng lực tài chính, năng lực công nghệ, quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế.
- Nâng cao vai trò “bà đỡ” của NHTW trong việc hỗ trợ sự phát triển của NHTM, bao gồm: hoạt động giám sát tài chính, tái cơ cấu hệ thống NHTM, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh …
- Từng bước đưa hệ thống NHTM Việt Nam hội nhập vào hệ thống tài chính - ngân hàng quốc tế trên cơ sở áp dụng các thông lệ chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động quản lý và giao dịch ngân hàng.
- Tiếp tục thay đổi cấu trúc sở hữu của các NHTM Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, bên cạnh đó tăng tỷ lệ sở hữu cho những nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng nhằm tranh thủ vốn, phương pháp quản trị điều hành hiện đại, phát triển hệ thống mạng lưới ra nước ngoài.
Trước những cơ hội và thách thức khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, quá trình cải cách ngân hàng của Việt Nam cần tuân thủ theo các nguyên tắc: phát huy thế mạnh và khắc phục nhữg nhược điểm để vừa hội nhập kinh tế thành công, vừa góp phần thực hiện thắng lợi của mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội; chấp nhận cạnh tranh và mở cửa tôn trọng quy luật thị trường để phát triển hoạt động ngân hàng theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, bình đẳng và cùng có lợi.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã tổng hợp cơ sở lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng trên các nội dung: Khái niệm về cạnh tranh, khái niệm về năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng tác giả sử dụng mô hình ma trận SWOT và ma trận hình ảnh để phân tích.
Đồng thời trong Chương 1 cũng đưa ra hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Ngoài ra còn trình bày bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trước áp lực cạnh tranh của Ngân hàng Nước Ngoài sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt nam.
Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh đã nghiên cứu trong Chương 1 sẽ là nền tảng lý thuyết cho Chương 2 và Chương 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM