Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 57)

1.3.2.4 .Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường

2.2. PHÂNTÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

2.2.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của NHTM không những thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại của NHTM mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của NHTM. Năng lực tài chính thể hiện trên các phương diện chủ yếu như: Nguồn vốn tự có, vốn điều lệ, hệ số an toàn vốn CAR, cũng như tỉ lệ sinh lời ROA và ROE.

- Quy mô vốn điều lệ của ngân hàng

Trong các năm gần đây, các ngân hàng đặc biệt là các NHTMCP, có tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ nhanh nhằm nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động. Cuộc đua tăng vốn bắt đầu vào đầu năm 2006 và tiếp tục trong năm 2007 do sự thuận lợi của thị trường chứng khoán và nền kinh tế, tuy nhiên tốc độ tăng vốn năm 2008 giảm đáng kể do sự suy giảm từ các yếu tố này.

Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các NH TMCP phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ đồng năm 2008 và đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Bằng các phương án tăng vốn điều lệ như kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước và thông qua hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng thì hiện tại các NHTMCP đã đạt được mức vốn điều lệ pháp định.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2012 đạt 5.085.780 tỷ đồng, tăng 2,54% so với năm 2011. Tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt 392.152 tỷ đồng đến cuối năm 2012 (tăng 11,24% so với năm 2011) và mức vốn điều lệ thấp nhất đạt 3.000 tỷ đồng, đạt theo quy định của NHNN.

BẢNG 2.2: TỔNG TÀI SẢN VÀ VỐN ĐIỀU LỆ CÁC NGÂN HÀNG NĂM 2012

Đơn vị: tỷ đồng

STT Tên Ngân Hàng Tổng tài sản Vốn điều lệ Nhóm

Ngân hàng 1 Agribank 560.000,0 29.605,0 Nhóm các NHTM NN 2 Vietinbank 503.606,0 26.217,0 3 BIDV 484.696,0 23.012,0 4 VCB 484.696,0 23.174,0 5 MHB 47.281,8 3.369,0 6 MDBank 8.596,0 3.750,0 Nhóm NHTMCP 7 BaoVietBank 12.915,5 3.000,0 8 SaigonBank 14.932,2 3.080,0 9 NamABank 17.612,0 3.000,0 10 VietBank 18.254,9 3.000,0 11 KienLongBank 18.581,0 3.000,0 12 DaiABank 19.227,2 3.100,0 13 PGBank 19.581,0 3.000,0 14 TienPhongBank 20.050,3 5.550,0 15 WesternBank 20.550,6 3.000,0 16 NaviBank 20.915,7 3.010,0 17 VietABank 22.513,1 3.098,0 19 VietCapitalBank 22.895,9 3.000,0 19 BacABank 25.343,7 3.000,0 20 OCB 27.000,0 3.234,0 21 TrustBank 27.171,3 3.000,0 22 GPBank 32.000,0 3.018,0 23 ABBank 44.175,0 4.200,0 24 LienVietPostBank 60.000,0 6.460,0 25 OCeanBank 62.639,0 4.000,0 26 VIB 63.783,5 4.250,0 27 DongABank 65.548,0 5.000,0 28 Southern Bank 72.159,1 4.000,0

STT Tên Ngân Hàng Tổng tài sản Vốn điều lệ Nhóm Ngân hàng 29 VPBank 98.000,0 5.770,0 30 SeABank 101.092,0 5.335,0 31 Maritime Bank 110.000,0 8.000,0 32 SHB 117.569,0 8.866,0 33 SCB 148.697,0 10.584,0 34 SacomBank 151.915,4 10.740,0 35 Eximbank 170.251,8 12.355,0 36 MB 175.612,4 10.625,0 37 ACB 177.011,8 9.377,0 38 Techcombank 179.732,8 8.848,0 39 HDBank 50.000,0 5.000,0

Nguồn: Reuters và BCTC 2012 của các ngân hàng[12 ], [18]

Nhìn vào bảng ta thấy nhóm ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổng tài sản chiểm tỷ trọng lớn. Trong cơ cấu tổng tài sản của toàn hệ thống, tăng trưởng phần lớn đến từ khối ngân hàng thương mại Nhà nước khi tăng thêm hơn 232.000 tỷ đồng (tương đương 11,78%). Ngược lại, tài sản của các ngân hàng cổ phần bị sụt giảm hơn 102.000 tỷ đồng so với năm 2011 (tương đương 4,54%).

Nhìn chung, hệ thống ngân hàng đã có sự tăng trưởng quy mô về tổng tài sản và vốn điều lệ nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới thì vẫn còn ở mức thấp.

- Các chỉ số tài chính

Hiệu quả kinh doanh năm 2012 giảm đáng kể so với các năm về trước thông qua các chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm mạnh và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng mạnh đạt ở mức 8,82% tăng 152% so với năm 2011. Tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011

BẢNG 2.3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 2008 -2012

Đơn vị: %

Năm ROA ROE Tỷ lệ nợ xấu

2012 0,98 13,05 8,82

2011 1,12 14,26 3,50

2010 1,02 13,39 2,20

2009 1,12 15,28 2,50

2008 1,10 20,00 3,30

Nguồn: Stoxplus, Ngân hàng nhà nước[13], [14]

BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THỜI ĐIỂM 30-11-2012 SO VỚI ĐẦU NĂM

Đơn vị: % Các nhóm TCTD Tăng trƣởng tổng TS Tăng trƣởng vốn ĐL Tăng trƣởng vốn tự có ROE ROA Tỉ lệ an toàn vốn NHTMNN 7,04 28,08 16,15 10,34 0,79 10,45 NHTMCP -6.89 5,24 4,42 5,1 0,49 13,93 NHLD, NNg -4.54 1,78 8,81 4,5 0,92 30,36

Cty tài chính, cho thuê -8.24 -1.04 -21.89 -1.21 -0.76 9,37

TCTD hợp tác 16,72 0,02 0,02 8 1,53 37,94

Toàn hệ thống -1.09 9,68 7,89 6,31 0,62 13,37

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước [13]

Bảng số liệu trên cho biết mức độ tăng trưởng tài sản, vốn điều lệ, vốn tự có, các chỉ số lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng tại thời điểm 30/11/2012 so với đầu năm. Xét về hiệu quả kinh doanh qua các chỉ số cơ bản là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), kết quả năm 2012 đều giảm so với những năm trước.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống tính đến 31/11/2012 là 13,37%. Đây là một mức cao so với quy định cụ thể 9% mà NHNN yêu cầu từ cuối

năm 2010. Điều này cho thấy nhà nước và bản thân các ngân hàng đã có một sự quan tâm lớn đến tính thanh khoản của ngân hàng trong thời điểm hiện nay.

Công bố của NHNN, tỷ lệ nợ xấu khoảng 8,82%. Nợ xấu cũng liên tục tăng từ năm 2008 đến nay, đến tháng 10/2012, nợ xấu tăng khoảng 66% so với đầu năm. Điều này cho thấy trình độ quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng. Nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như Vietcombank từ 2% lên 3,21%; của ACB từ 0,9% lên 2,1%; của Sacombank từ 0,57% lên 1,4%; của BaoVietBank từ 4,56% lên 6,13%; của NaviBank từ 2,92% lên 3,97%.

BIỂU ĐỒ 2.1: TỲ LỆ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG

Nguồn: Tổng hợp BCTC các ngân hàng. [18]

Đáng lưu ý trong nợ xấu là nhóm nợ có khả năng mất vốn. Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng, hiện nay tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ cho vay khách hàng của BaoVietBank đang ở mức cao nhất với 2,93%, tiếp đến là của LienVietPostBank với 1,46%; của Vietcombank là 1,42%; của BIDV là 1,22%; của MB là 1,07%; của KienLongBank là 1,36%.

BẢNG 2.5: QUY MÔ VỐN ĐIỀU LỆ MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM Đơn vị: tỷ đồng Ngân hàng Năm 2010 2011 2012 Agribank 20.709 21.103 29.154 BIDV 14.600 28.251 23.012 Vietinbank 15.173 20.230 26.217 Sacombank 9.179 10.740 10.740 VCB 13.233 19.698 23.174 Eximbank 10.560 12.355 12.355 ACB 9.377 9.377 9.377 Techcombank 6.932 8.788 8.848 VPB 4.000 5.050 5.770 DongAbank 4.500 4.500 5.000 MHB 4.515 4.515 4.815

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của các NHTM[18]

Thứ nhất về vốn điều lệ, giai đoạn 2008 đến nay, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng các NH vẫn cố gắng tăng vốn điều lệ của mình để đảm bảo mức vốn pháp định và góp phần nâng cao năng lực tài chính. Theo số liệu đã được công bố, các NHTM đã có sự gia tăng mạnh mẽ về vốn điều lệ. Đáng chú ý, ngày 22/03/2012, thống đốc NHNN đã chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lên 23.174 tỷ đồng và ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam từ hơn 20.229,7 tỷ đồng lên 26.217,7 tỷ đồng. Agribank vẫn đang dẫn đầu với số vốn điều lệ 29.154 tỷ đồng.

Thứ hai, mức độ an toàn vốn qua việc hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng được cải thiện qua các năm. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN đã quy định việc các NHTM phải nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của mình từ 8% lên 9%. Phần lớn các ngân hàng đã đảm bảo được điều kiện này. Hệ số an toàn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam là một vấn đề lớn được nhiều chuyên gia tài chính đề cập đến. Tính đến tháng 6/2011, chỉ số này vào khoảng 11,5% thấp hơn so với mức CAR bình quân 13,1% của các ngân hàng khu vực châu Á – Thái

Bình Dương và thấp hơn mức CAR bình quân 12,3% của một số nước Đông Nam Á (CAR của Thái Lan là 16%, CAR của Malaysia là 14,6%).

Thứ ba, về chất lượng Tài sản Có, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng đối với nền kinh tế tính đến cuối tháng 9/2012 đạt 4.9%, tăng mạnh so với mức khoảng 3,1% cuối năm 2011. Còn theo số liệu giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, con số đến cuối tháng 9/2012 là 8,82%. Đây là tỷ lệ cao, bất chấp nỗ lực khắc phục của NHNN và các NHTM, tình hình nợ xấu vẫn chưa được cải thiện.

Thứ tư, về đánh giá khả năng sinh lời của các ngân hàng (ROA và ROE). Tính đến 31/10/2012, chỉ số ROA và ROE của toàn hệ thống lần lượt ở mức 0,62% và 6,31%. Đây được xem là mức thấp so với các năm trước và so với các nước trong khu vực.

So với các nước khác trong khu vực, quy mô của các ngân hàng Việt Nam còn nhỏ, tổng tài sản ở mức thấp, các chỉ số ROA, ROE cuối năm 2012 vẫn ở mức khiêm tốn nếu dựa trên tiêu chí đánh giá theo thông lệ quốc tế.

Xét trong nội bộ ngành ngân hàng, sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngành ngân hàng nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi … Mặc dù các ngân hàng Việt Nam có lợi thế so sánh về mạng lưới, về khách hàng truyển thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn về năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro.

Một số công trình nghiên cứu cho rằng một tổ chức tín dụng có khả năng cạnh tranh cần có các đặc điểm sau:

(1) Năng lực sáng tạo; (2) Năng lực phân bổ và tái phân bổ danh mục tài sản và nợ; (3) Năng lực cải thiện năng suất và quản lý nguồn lực; (4) Khả năng thanh toán, vốn và thanh khoản; và (5) Chủ sỡ hữu mạnh.

Điều đó có nghĩa là, để nâng cao năng lực cạnh tranh, việc tăng vốn là rất cần nhưng chưa đủ mà cần phải tạo năng lực, và động lực để cạnh tranh.

BẢNG 2.6: QUY MÔ VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA MỘT SỐ NHTM TRONG KHU VỰC ASEAN NĂM 2012

Đơn vị: triệu USD

Ngân hàng Quốc gia Vốn chủ sở hữu

United Oversea Bank Singapore 15

Maybank Malaysia 30

Bangkok Bank Public Company Limited Thái Lan 80

Lào – Việt Lào 30

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước[13], [18]

Mặc khác, về phương diện mức độ an toàn vốn, vốn sự gia tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của đa số NHTM đều trên mức tối thiểu 8% theo yêu cầu của Basel II, và vì vậy đảm bảo hoạt động an toàn của các NHTM

BẢNG 2.7: TỶ LỆ CAR CỦA MỘT SỐ NHTM TIÊU BIỂU QUA CÁC NĂM

ĐVT:%

Ngân hàng Năm

2009 2010 2011 2012

Agribank N/A N/A 6.50 7.97

BIDV 9,32 9.32 11.07 9.40 Vietinbank 8.06 8.02 10.57 10.33 Vietcombank 8.11 9.09 12.90 14.70 MHB N/A N/A 12.70 13.40 Techcombank 9.6 13.1 11.40 12.6 ACB 9.73 10.60 9.60 13.52 Sacombank 11.41 9.97 11.66 11.30 DongAbank 10.64 10.84 10.00 10.90

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước [13], [18]

Tuy vậy, theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 25/5/2010 của NHNN Việt Nam, kể từ ngày 1/10/2010 tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM tối thiểu phải là 9%. Điều này tiếp tục là một áp lực lớn cho các NHTM Việt Nam.

Về chất lượng Tài Sản Có, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của những ngân hàng chiếm thị phần lớn ở Việt nam có xu hướng tăng lên, mặc dù đều nằm trong giới hạn an toàn cho phép

BẢNG 2.8: TỶ LỆ NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƢ NỢ CỦA MỘT SỐ NHTM

Đơn vị: %

STT Ngân hàng

Năm

2008 2009 2010 2011 2012

1 Agribank N/A N/A N/A N/A 5,8

2 BIDV 2.71 2.82 N/A 2.96 2,9 3 Vietinbank N/A 0.61 0.66 0.75 1.46 4 VCB 4,6 2,47 2,83 3,21 2,26 5 MHB N/A 2.03 1.9 2.31 2.99 6 Techcombank N/A 2.49 2.29 2,83 2.69 7 ACB 0,3 0,4 0,3 0,8 2,5 8 Sacombank 0,4 0,69 0,5 0,5 1,8 9 DongAbank 0,9 1,17 1,1 1,3 3,8 10 Eximbank 1,4 1,80 1,4 1,6 1,2

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước [13], [18]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)