Về phát triển công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 70)

1.3.2.4 .Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường

2.2. PHÂNTÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

2.2.6. Về phát triển công nghệ thông tin

Theo tính toán và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ thông tin có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động ngân hàng. Đến đầu năm 2013, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam có khoảng hơn 14.000 thiết bị ATM tăng 5,3% và gần 105.000 điểm giao dịch chấp nhận thẻ (POS, EFTPOS, EDC) tăng 50% so với năm 2011. Điều này cho thấy ngành ngân hàng quan tâm đến dịch vụ thanh toán qua tài khoản thẻ, chú trọng phát triển và triển khai mạnh mẽ.

BẢNG 2.13: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 Năm Số lƣợng Thẻ (thẻ) Tốc độ tăng trƣởng (%) Máy ATM Tốc độ tăng trƣởng (%) POS/EDC Tốc độ tăng trƣởng (%) 2008 14.000 36 7.600 76 25.000 9 2009 21.500 54 9.700 27 34.000 36 2010 30.700 40 11.000 14 52.000 52 2011 41.000 34 13.300 21 70.000 35 2012 54.000 32 14.000 5,3 105.000 50

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN qua các năm [13]

Tuy nhiên, hệ thống giao dịch tự động – ATM, sau một thời gian triển khai thực hiện vẫn chưa hết những bất cập, chưa có sự kết nối trong toàn hệ thống ngân hàng để có thể giảm chi phí đầu tư và đảm bảo hiệu quả giao dịch cho khách hàng. Việc NHNN công bố chính thức kết nối hai liên minh thẻ lớn ở VN là Smartlink và Banknetvn, mở đường cho việc hình thành một mạng thanh toán điện tử thống nhất trên toàn quốc nhưng cũng chỉ mới dừng ở kết nối công nghệ nên việc cung ứng dịch vụ ngân hàng vẫn chưa đạt hiệu quả cao hơn.

Hiện nay, các Ngân hàng thương mại rất quan tâm đến việc đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Quy mô vốn của NHTM nhỏ; chi phí đầu tư hiện đại hóa công nghệ

cao; khả năng cung ứng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác không hết tính năng của công nghệ mới.

Điển hình là hệ thống giao dịch tự động – ATM, sau một thời gian triển khai thực hiện vẫn chưa hết những bất cập, chưa có sự kết nối trong toàn hệ thống ngân hàng để có thể giảm chi phí đầu tư và đảm bảo hiệu quả giao dịch cho khách hàng. Việc NHNN công bố chính thức kết nối hai liên minh thẻ lớn ở Việt Nam là Smarlink và Banknetvn, mở đường cho việc hình thành một mạng thanh toán điển tử thống nhất trên toàn quốc nhưng cũng chỉ mới dừng ở kết nối công nghệ nên việc cung ứng dịch vụ ngân hàng vẫn chưa đạt hiệu quả cao hơn.

Việc triển khai hệ thống Core banking tại các NHTM Việt Nam được xem là điểm nhấn cho đầu tư công nghệ, nhưng khi triển khai thực hiện thì vẫn chưa có sự đồng bộ trong toàn hệ thống. Hiện nay đã có 44 NHTM trong nước triển khai Core banking, nhưng có quá nhiều phần mềm được sử dụng như : Siba; Bank 2000; SmartBank; Symbol System; Teminos; Iflex; Huyndai; Sylverlake; TCBS (the complex banking solution – giải pháp ngân hàng phức hợp), quy mô đầu tư lại khác nhau giữa các ngân hàng nên sự liên kết với nhau còn hạn chế.

Nhìn tổng thể thì công nghệ của các NHTM Việt Nam còn nhiều yếu kém so với các NH nước ngoài. Tính liên kết giữa các ngân hàng về giải pháp công nghệ chưa cao… dẫn đến các dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, tiện lợi và hấp dẫn, phạm vi kinh doanh trùng với lĩnh vực hoạt động có ưu thế của các NHNNg (về hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, đầu tư dự án,…).

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng làm tăng các giao dịch vốn, trong khi đó cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng hầu như còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa có hiệu lực để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm minh pháp luật trong hoạt động NH và sự an toàn của hệ thống NH, nhất là việc cảnh báo sớm các rủi ro của hoạt động NH. Sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ mạng và kỹ thuật số tạo nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ NH điện tử, tự động như: Home Banking, Internet Banking, thẻ thanh toán, giao dịch điện tử… nhờ đó góp phần tích cực làm văn minh hoá hoạt động NH, nhưng hiện nay an ninh mạng trong hoạt động NH của Việt Nam còn rất nhiều lỗ hổng.

2.3. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)