1.3.2.4 .Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường
2.3. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VỀ
2.3.1. Các kết quả đạt đƣợc
Quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam thay đổi và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
- Đối với thị trường trong nước mặc dù xu hướng thị phần giảm trong các năm trở lại đây, nhưng đến nay các NHTMVN vẫn chiếm thị phần về huy động vốn, thị phần tín dụng.
- Các NHTMVN nhất là các NHTMNN và NHTMCP vẫn hiểu khách hàng hơn các NHTMNNg về cách thức giao dịch cũng như tâm lý khách hàng, do vậy sẽ tăng khả năng tiếp cận hơn so với NHTMNNg.
- Tốc độ tăng trưởng cao, năng lực tài chính được nâng cao qua việc không ngừng tăng vốn điều lệ, hiệu quả hoạt động cao thể hiện một cách rõ nét qua chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập, hệ số an toàn vốn được cải thiện qua các năm.
- Tranh thủ khai thác tối đa lợi thế trên “sân nhà” như mở rộng mạng lưới đón đầu xu thế hội nhập, củng cố và mở rộng đối tượng khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đầu tư công nghệ thông tin
- Tranh thủ hợp tác với các NHNNg nhằm nhận được sự chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, nâng cao sức cạnh tranh cho ngân hàng và tìm hướng phát triển trong thời gian tới.
- Năng lực hoạt động và quản trị được nâng cao do tích lũy được nghiệp vụ trong nhiều năm, thu hút nhân sự từ các NHNNg nhờ môi trường hoạt động kinh doanh tốt và chế độ đãi ngộ xứng đáng.
- Môi trường vẫn có một số mặt tạo nên thế mạnh cho các NHTMVN như: + Tâm lý và trình độ dân trí của khách hàng Việt Nam vẫn chưa quen và có tâm lý e ngại khi giao dịch với các chi nhánh NHTMNNg, chính điều dó tạo cơ hội cho các NHTMVN thâm nhập thị trường trong nước.
+ Tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong một số năng trở lại đây được đánh giá là có mức tăng trưởng cao so với các nước torng khu vực và trên thế giới, chính
điều đó tạo thuận lợi cho các NHTMVN gia tăng quy mô hoạt động và khả năng thu nợ.
+ Một số mặt hàng Việt Nam được coi là có thế mạnh chủ yếu là các mặt hàng nông sản, thực phẩm thủy sản và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ như: cà phê, gạo, đường, may mặc, tôm, cá đã bắt đầu thâm nhập thị trường thế giới. Điều đó đã tạo điều kiện cho các NHTMVN theo chân các DN Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới.