1.3.2.4 .Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường
2.3. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VỀ
2.3.4.2. Nguyên nhân từ bên ngoài làm hạn chế năng lực lực cạnh tranh của các
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của Việt Nam không có tính lâu dài do nền kinh tế dựa quá nhiều vào xuất khẩu lợi thế nguyên liệu và nhân công rẻ mạt.
Sự hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng một phần do sự kém hiệu quả hoạt động của các DNNN; một thời gian dài các NHTMNN đã “nướng” quá nhiều vốn vào cho vay các DNNN, đến nay dư nợ của các DNNN chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của các NHTMVN.
Môi trường luật pháp của Việt nam cũng chậm được đổi mới, mà trực tiếp nhất là hệ thống luật pháp trong hoạt động, làm chậm sự đổi mới của hệ thống NHTMVN. Sự hạn chế năng lực, thiếu hiểu biết, sự bảo thủ của các Bộ và nhất là NHNNVN; cũng như phối hợp của các Bộ, Ngành trong việc hoàn thiện các văn bản liên quan đến việc hình thành môi trường cạnh tranh trong hoạt động của các NHTMVN chậm.
Cũng từ sự hạn chế về thể chế làm cho môi trường kinh doanh các hoạt động NH thiếu bình đẳng, các NHTMNN được ưu đãi của Nhà nước, các NHTMCP thì không. Chính sự ưu đãi của Nhà nước đối với các NHTMNN một mặt là tạo tâm lý ỷ lại vào Nhà nước của các NHTMNN; mặt khác cùng với sự ưu đãi các NHTM lại phải thực hiện cho vay theo chính sách, kém hiệu quả, không phù hợp với tính chất của NHTM;
Thị trường tài chính mới chỉ ở giai đoạn của sự phát triển, các công cụ còn sơ khai, chưa thực sự thiết lập một thị trường có nhiều loại hàng hóa trên cả hai loại thị trưởng cho các NHTMVN và các tổ chức khác cạnh tranh.
Việc điều hành chính sách tiền tệ cua NHNNVN đang còn hạn chế, mang tính đối phó nhiều hơn là hướng dẫn hoạt động thị trường cho các NHTMVN.
Cơ chế quản lý ngoại hối, tỷ giá mặc dù đã có những đổi mới nhưng vẫn còn hạn chế và tính tự do chuyển đổi, tự do di chuyển của các luồng vốn tiền tệ ra vào nền kinh tế. Từ đó hạn chế khả năng phát triển sản phẩm tài chính của các NHTMVN vượt qua khỏi biên giới quốc gia như: cho vay du học, du lịch, xuất khẩu lao động; cũng như các hoạt động thanh toán, đầu tư quốc tế khác.
Quá trình thiết lập cơ chế tự chủ của các NHTMVN còn chậm, quyền tự chủ chưa được tôn trọng, hoạt động cho vay chịu sự chi phối bởi yếu tố phi kinh tế như cho vay theo chỉ định, cho vay chính sách của Chính phủ và địa phương.
Một số quy định còn thiếu đồng bộ, nhất là các quy định về bảo đảm tiền vay, về phát mại tài sản thế chấp, về đăng ký giao dịch, công chứng. Sự phối hợp và cơ chế phối hợp giữa các NHTMVN với các Bộ, Ngành trong việc xử lý nợ của các NHTM bị hạn chế. Các NHTMVN nhận tài sản thế chấp nhưng việc phát mại khó khăn.
Thông tin hoạt động các NHTM chưa minh bạch, chưa đầy đủ và tiện ích để khách hàng tiềm hiểu và sử dụng dịch vụ. Ngược lại, thông tin để các NHTM tiến hành phân tích thị trường, đánh giá khách hàng còn hạn chế làm cho sự đánh giá sai lệch của NHTM về khách hàng, từ đó phát sinh rủi ro cho các NHTM.
Nền tảng công nghệ thông tin của Việt Nam còn hạn chế từ đó làm chậm qua trình ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động của các NHTMVN; bên cạnh đó hạn chế khả năng khai thác thông tin từ các NHTM của nền kinh tế.
Hiệu quả hoạt động cũng như năng lực của các Doanh nghiệp Việt Nam đang còn thấp, hàng Việt Nam vẫn dựa trên lợi thế nhân công, chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước làm hạn chế khả năng phát triển thị trường của các NHTMVN.
Thu nhập của người dân Việt Nam thấp, trình độ dân trí của Việt nam còn hạn chế, sự nhận thức về hệ thống NH của nhiều người dân Việt Nam còn mơ
hồ, cộng với thói quen của người Việt Nam ít sử dụng các dịch vụ NH cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển sản phẩm nhất là các sản phẩm mới của các NHTMVN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2 nội dung chính của luận văn đi sâu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM tại Việt Nam, việc đánh giá dựa trên những nội dung mang tính tổng quát, cơ bản mà chưa có điều kiện đi sâu cụ thể chi tiết từng NHTMVN. Đánh giá những kết quả đạt được cũng như nêu ra những vấn đề tồn tại, những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong hoạt động để có thể đề xuất giải pháp hợp lý.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM