SƠ LƢỢC HỆ THỐNG NGÂNHÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 47)

1.3.2.4 .Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường

2.1. SƠ LƢỢC HỆ THỐNG NGÂNHÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Hơn 20 năm hoạt động theo định hướng thị trường cũng là giai đoạn của những quyết sách mang tính đột phá của ngành ngân hàng. Cơ chế mới về hoạt động NHTM được hình thành và hoàn thiện dần. Tháng 5/1990, hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của ngânhàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, trong đó bao gồm: NHNN và ngân hàng chuyên doanh. Các NHTM thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ chính thức xuất hiện với 4 ngân hàng đầu tiên là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và ngân hàng Công thương Việt Nam.

Tiếp theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngân hàng được hình thành. Luật NHNN và Luật Các TCTD ra đời, thừa nhận nhiều loại hình sở hữu ngân hàng, giúp bộ mặt ngành ngân hàng thay đổi lớn với sự bùng nổ về số lượng ngân hàng.

Đến năm 1997, số lượng ngân hàng ở Việt Nam đã lên đến 84 dơn vị. Do đó, người dân và doanh nghiệp đã có nhiều hơn sự lựa chọn ngân hàng phục vụ. Tuy nhiên, sự đua tranh trong thời điểm ban đầu cũng tạo ra nhiều hệ lụy. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một đề án tái cấu trúc các ngân hàng ổ phần cuối thế kỷ trước. Với đề án này, khoảng 10 ngân hàng phải chấp nhận các biện pháp xử lý của NHNN như sáp nhập, hợp nhất, khiến số lượng NHTM cổ phần giảm chỉ còn 39 đơn vị vào năm 2001.

Ngày 22/11/2006, NHNN ban hành quy định về mức vốn pháp định và lộ trình tăng vốn điều lệ đối với từng loại hình TCTD để đảm bảo mức vốn pháp định này. Theo đó, các TCTD có thời gian 4 năm để thực hiện việc tăng vốn điều lệ với 2 giai đoạn cụ thể (giai đoạn 1 kết thúc 31/12/2008 là 1.000 tỷ đồng và giai đoạn 2 kết thúc 3/12/2010 là 3.000 tỷ đồng).

Năm 2006 – 2007 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống NHTM Việt Nam cả về số lượng và quy mô. Về quy mô, đến năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1.500 nghìn tỷ đồng, bằng hơn 130% GDP 2007. Quy trình nâng vốn điều lệ đã được ngân hàng thực hiện tích cực từ 2007, đồng thời đây cũng là năm bùng nổ của các ngân hàng nội và ngoại trên thị trường Việt Nam.

Cuối năm 2010, theo lộ trình tăng vốn điều lệ, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý gia hạn thời gian hiệu lực áp dụng vốn điều lệ mới đến hết ngày 31/12/2011, giải tỏa áp lực tăng vốn cho các NHTM Việt Nam. Đồng thời sửa đổi Luật NHNN để phù hợp với tình hình kinh tế thị trường.

Cuối năm 2011, hầu hết các NHTM đều đạt vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng, chỉ còn 2 ngân hàng chưa đạt được là ngân hàng Bảo Việt (1.500 tỷ đồng) và PGbank (2.000 tỷ đồng) do vướng mắc chủ yếu là do hai cổ đông nhà nước của hai ngân hàng này không được phép góp thêm vốn, còn Saigonbank thì mới phát hành cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ từ 2.460 tỷ đồng lên 2.960 tỷ đồng.

Như vậy, đến cuối năm 2011 hệ thống tài chính Việt Nam có 5 NHTM nhà nước tring đó có 3 NHTM đã cổ phần hóa là ngân hàng Ngoại thương (cuối năm 2007), ngân hàng Công thương (cuối năm 2008) và MHB (tháng 7/2011); 37 NHTM cổ phần; 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 18 công ty tài chính; 12 công ty cho thuê tài chính và 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

Như vậy, quá trình cải cách và mở cửa ngân hàng trong những năm qua đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phát triển và năng lực cạnh tranh của các NHTM ngày một nâng cao.

Theo đánh giá của NHNN, hệ thống các TCTD Việt Nam, mặc dù hoạt động mới chỉ gần 2 thập kỷ, nhưng đã có những biến đổi cơ bản về lượng (số lượng TCTD gia tăng, mạng lưới phát triển rộng) và về chất (đa dạng về hình thức sở hữu, phong phú về loại hình dịch vụ). Tuy nhiên, chính “bùng nổ” hoạt động cả về quy mô và mức độ đa dạng của hệ thống ngân hàng trong thời gian ngắn vừa qua đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ lớn tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống NHTM. Ngoài ra, hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam

vẫn còn những tồn tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến độ an toàn và hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của hệ thống.

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)