NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỆ THỐNG NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 45)

1.3.2.4 .Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường

1.4. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỆ THỐNG NGÂN

HÀNG TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1.4.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Trung Quốc

Thứ nhất, tập trung xử lý nợ xấu. Tháng 8/1998 tỷ lệ nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh của Trung Quốc chiếm 25,5% tổng dư nợ cho vay của 4 NHTM này, đến hết năm 2004 là khoảng 13-14%. Giải pháp cơ bản để xử lý nợ xấu là 4 NHTM

quốc doanh đều thành lập 4 công ty quản lý tài sản. Tất cả các khoản nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh đều giao cho 4 công ty này khai thác xử lý. Tiếp đến là tiến hành bán đấu giá nợ xấu cho các ngân hàng nước ngoài. Khoản nợ xấu này liên quan chủ yếu trong các khoản cho vay đầu tư vào bất động sản.

Thứ hai, yêu cầu các NHTM Nhà nước tự hoạch định ra kế hoạch tăng vốn điều lệ theo thông lệ quốc tế là 8%. Construction Bank of China có phương án phát hành cổ phiếu trị giá 4,8 tỷ USD để tăng vốn điều lệ, trong đó có 1 tỷ USD được phát hành trong tháng 4/2004. Số còn lại phát hành trong 6 tháng năm 2005.

Thứ ba, thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu NHTM trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, một số NHTM cổ phần cũng đang dự kiến niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc thỏa thuận với HSBC, Morgan Stanley phát hành trái phiếu của ngân hàng này trên thị trường toàn cầu.

Thứ tư, đẩy mạnh văn hóa kinh doanh trong ngân hàng kết hợp với tăng lương hợp lý cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Văn hóa ngân hàng được thể hiện hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, phong cách làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng và các nội dung khác thuộc về văn hóa trong kinh doanh. Các công việc đó được gắn liền với tinh giảm biên chế trong ngành ngân hàng. Chỉ riêng năm 2004, các ngân hàng Trung Quốc đã tinh giảm 45.000 người

Thứ năm, hoàn thiện các quy chế quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chiến lƣợc “xi măng và con chuột” của các NHTM Trung Quốc:

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng tại Trung Quốc cho rằng E-banking sẽ là đầu cầu để các NHNNg tấn công vào thị trường tài chính ngân hàng trong nước. Để có thể cạnh tranh với các NHNNg ngay trong dịch vụ này, các NHTM Trung Quốc đã áp dụng chiến lược “xi măng và con chuột” cho dịch vụ E-banking với đặc tính nhanh chóng, linh hoạt như “con chuột” và khả năng bảo mật an toàn cao, vững chắc như “xi măng”. Nội dung của chiến lược này như sau:

Để dịch vụ E-banking có được sự thông minh, lanh lợi như “con chuột”, các NHTM lớn tại Trung Quốc đã liên tục nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến

và thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo lớn về sự tiện dụng của dịch vụ E-banking này. Ngoài ra, các NHTM Trung Quốc còn tuyển dụng những nhân viên giỏi nhất, thành thạo nghiệp vụ nhất vào làm việc tại bộ phận E-banking. Và để vững chắc như “xi măng”, các NHTM Trung Quốc phải áp dụng nhiều biện pháp để tăng tính an toàn và bảo mật cho dịch vụ này như: xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động để lưu giữ hồ sơ và phân tích các giao dịch của khách hàng; áp dụng biện pháp “lưu dấu vết” đối với các giao dịch E-banking để tăng cường việc kiểm tra nội bộ trong ngân hàng và đặc biệt chú trọng việc bảo mật thông tin e-banking để giữ cho các thông tin thiết yếu không bị rò rỉ và không bị truy cập trái phép, nhất là khi các giao dịch này hoàn toàn được thực hiện qua Internet và được lưu trong cơ sở dữ liệu.

Có thể dẫn chứng sự thành công của chiến lược này của các NHTM Trung Quốc qua kết quả đạt được tại Ngân hàng ICBC. ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp 2 lần trong 2 năm đầu thực hiện chiến lược và đã thu được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa. Hầu hết các công ty bảo hiểm, phần lớn trong số 10 tập đoàn môi giới bảo hiểm lớn nhất cả nước và một số các tổ chức tài chính đa quốc gia, trong đó phải kể đến Citibank, hiện là khách hàng trong tổng số 5.600 khách hàng của hệ thống ngân hàng trực tuyến ICBC. [1]

Thế mạnh của các NHTM Trung Quốc so với các NHTM nước ngoài là họ dễ chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng nội địa hơn. Do vậy, họ đã biết tận dụng lợi thế này để phát triển một dịch vụ mới và hiện đại (là điểm mạnh của Ngân hàng nước ngoài), nhưng dịch vụ này cũng cần có sự tin tưởng của khách hàng. Vì vậy, họ đi trước và họ đã thành công.

Bài học từ Trung Quốc đã được đánh giá cao và đáng được chú ý. Trung Quốc đã thể hiện khả năng biết khi nào cần điều chỉnh chính sách, có ý chí chính trị cao và khả năng lãnh đạo để làm được những điều cần làm một cách đúng đắn. Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng trong quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hóa đất nước theo con đường Xã hội chủ nghĩa nhất là trong quá trình hội

nhập kinh tế thế giới. Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia đang phát triển, lực lượng kinh tế, trình độ văn hóa, hệ thống luật pháp còn có những hạn chế so với các nước phát triển; hai nước đều vừa phải trải qua thời kỳ thực hiện kinh tế kế hoạch tập trung, quá trình cải cách thể chế kinh tế theo hướng kinh tế thị trường mới bắt đầu; hai nước đều vừa phải trải qua thời kỳ đóng cửa tương đối về kinh tế, giao lưu kinh tế đối ngoại mới thực sự bắt đầu từ ngày chuyển sang cải cách mở cửa, chưa nhiều kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế về kinh tế… do vậy , những kinh nghiệm của Trung Quốc rất có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Đối với Việt Nam, yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng đã tới rất gần, do đó cần đẩy mạnh các cải cách ngân hàng hơn nữa. Thuận lợi của chúng ta là có thể tổng kết tiếp thu kinh nghiệm quý báu của các nước đi trước để vận dụng, song khó khăn cũng rất lớn vì xuất phát điểm của chúng ta quá thấp, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng hạn chế, như không nói là yếu kém, sự chuẩn bị cơ sở vật chất, cơ sở pháp lý của Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước chưa thật tốt. Tuy nhiên, chúng ta chấp nhận cạnh tranh, không đưa ra các rào cản bất hợp lý nhằm bảo hộ sự yếu kém của một vài ngân hàng, vì rằng động lực của hội nhập và cạnh tranh là nhằm đạt được hiệu quả cao hơn, cụ thể là:

- Phải xây dựng một môi trường pháp lý ngân hàng trong nước hấp dẫn trong đó cơ chế chính sách nhất quán, công tác thanh tra giám sát an toàn, chế độ báo cáo kiểm toán minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các ngân hàng.

- Phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM Việt Nam một cách toàn diện. Trong đó, chú trọng tăng cường năng lực tài chính, năng lực công nghệ, quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế.

- Nâng cao vai trò “bà đỡ” của NHTW trong việc hỗ trợ sự phát triển của NHTM, bao gồm: hoạt động giám sát tài chính, tái cơ cấu hệ thống NHTM, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh …

- Từng bước đưa hệ thống NHTM Việt Nam hội nhập vào hệ thống tài chính - ngân hàng quốc tế trên cơ sở áp dụng các thông lệ chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động quản lý và giao dịch ngân hàng.

- Tiếp tục thay đổi cấu trúc sở hữu của các NHTM Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, bên cạnh đó tăng tỷ lệ sở hữu cho những nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng nhằm tranh thủ vốn, phương pháp quản trị điều hành hiện đại, phát triển hệ thống mạng lưới ra nước ngoài.

Trước những cơ hội và thách thức khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, quá trình cải cách ngân hàng của Việt Nam cần tuân thủ theo các nguyên tắc: phát huy thế mạnh và khắc phục nhữg nhược điểm để vừa hội nhập kinh tế thành công, vừa góp phần thực hiện thắng lợi của mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội; chấp nhận cạnh tranh và mở cửa tôn trọng quy luật thị trường để phát triển hoạt động ngân hàng theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, bình đẳng và cùng có lợi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã tổng hợp cơ sở lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng trên các nội dung: Khái niệm về cạnh tranh, khái niệm về năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng tác giả sử dụng mô hình ma trận SWOT và ma trận hình ảnh để phân tích.

Đồng thời trong Chương 1 cũng đưa ra hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Ngoài ra còn trình bày bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trước áp lực cạnh tranh của Ngân hàng Nước Ngoài sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt nam.

Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh đã nghiên cứu trong Chương 1 sẽ là nền tảng lý thuyết cho Chương 2 và Chương 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)