Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 42 - 46)

8. Cấu trúc của luận văn

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý

trường trung học phổ thông

1.7.1. Yếu tố chủ quan

- Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng: Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được khẳng định và hiến định trong Hiến pháp. Vì vậy, các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục và đào tạo, về công tác cán bộ là những căn cứ có tính chất định hướng, là cơ sở hết sức quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL. Để xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL, cần bám sát vào những định hướng của Đảng, những quy định cụ thể của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của ngành GD&ĐT và các ngành có liên quan, như quy định về Chuẩn hiệu trưởng, về biên chế, tuyển dụng, đào tạo, bổi dưỡng, sử dụng, bố trí đội ngũ CBQL…

- Năng lực QL của chính quyền, cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục: Năng lực quản lý của chính quyền là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng, quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL. Nếu lãnh đạo địa phương chú trọng, quan tâm đến đội ngũ CBQL thì sẽ

đảm bảo đánh giá đúng thực trạng đội ngũ; tìm ra được những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đưa ra được những giải pháp sát thực, có tính cần thiết và khả thi cao để phát triển đội ngũ CBQL ở địa phương mình.

- Năng lực tự phát triển của đội ngũ cán bộ QLGD: Từ xưa đến nay, năng lực tự đào tạo, tự học được xem là cách học hữu hiệu nhất. Người cán bộ QLGD phải nhận thức đúng, phấn đấu học tập, trau dồi kiến thức, vươn lên làm chủ tri thức để đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng; đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục đã đề ra.

- Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong phát triển đội ngũ cán bộ QLGD: Đổi mới QLGD thực chất là đổi mới con người và cung cách làm QLGD theo hướng hiện đại, tránh lối mòn của cơ chế bao cấp, tránh chủ nghĩa kinh nghiệm, nhưng cũng tránh rập khuôn máy móc. Do đó, cần tạo cơ chế QL “mở” để người CBQL có tính “tự chủ, tự chịu trách nhiệm”, đồng thời phải tránh được sự lợi dụng cơ chế “mở” để chuyên quyền, độc đoán. Muốn như vậy, phải tăng cường dân chủ tại mỗi cơ sở GD, cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tăng cường vai trò giám sát của hội đồng trường, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cơ sở, địa phương.

1.7.2. Yếu tố khách quan

- Môi trường kinh tế chính trị, xã hội, khoa học - công nghệ: Các yếu tố KT- XH có tác động trực tiếp đến việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Sự phát triển kinh tế của địa phương với những chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế giữa các ngành kinh tế có tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển quy mô GD, ảnh hưởng trực tiếp quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.

- Môi trường chính sách phát triển GD&ĐT: Điều mà những nhà QLGD ở cơ sở cần nhất hiện nay là một hệ thống các quy định cụ thể, minh bạch về quyền và nghĩa vụ của mình. Gần đây, quyền tự chủ của các nhà trường và đã được quy định tại các nghị định, thông tư, hướng dẫn...Tuy nhiên, thực tế còn chưa đồng bộ

trong chỉ đạo, năng lực tiếp nhận để thực hiện hiệu quả còn hạn chế, nhiều CBQL còn lúng túng, thậm chí một bộ phận cán bộ còn ngại đổi mới, muốn có quyền nhưng ngại chịu trách nhiệm.

- Truyền thống văn hóa, giáo dục của địa phương: Các yếu tố như quan niệm sống, vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, phong tục tập quán, truyền thống, trình độ học vấn, trình độ nhận thức cũng có sự ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL. Ngoài ra, các nhân tố quốc tế về giáo dục và đào tạo như: Xu thế phát triển GD&ĐT, sự phân cấp quản lý trong giáo dục của các nước trên thế giới và khu vực có tác động đến việc phát triển CBQL trường THPT của nước ta.

Tiểu kết chương 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài.

Luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của giáo dục THPT, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn trường THPT; chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trường học, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay...

Bằng những phân tích và lập luận, chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu đổi mới quy trình bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý các trường THPT. Luận văn rút ra một số định hướng nghiên cứu như sau:

1. Đổi mới quy trình bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý các trường THPT là một yêu cầu quan trọng trong phát triển đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Đồng thời phát triển đội ngũ về số lượng, chất lượng và cơ cấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

2. Đổi mới quy trình bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý các trường THPT hiện nay cần bám sát các chủ trương đổi mới GD&ĐT, đổi mới QLGD hiện nay của Đảng, Nhà nước và trực tiếp là các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trong đó có các nội dung liên quan trực tiếp đến ”Chuẩn Hiệu trưởng” trường trung học.

3. Các khái niệm và luận điểm lý luận liên quan đến quy trình bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý các trường THPT được nêu ở chương 1 là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu làm rõ thực trạng ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỔ NHIỆM, ĐIỂU ĐỘNG,

LUÂN CHUYỂN VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ QUÁN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)