8. Cấu trúc của luận văn
1.5.4. Phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT
1.5.4.1 Quy định hạng trường THPT
Quy định hạng trường THPT giúp cho việc thực hiện biên chế CBQL và chế độ phụ cấp của Nhà nước đối với CBQL các trường THPT. Hạng trường được quy định theo cơ cấu vùng, miền và theo số lớp học mỗi trường của mỗi vùng miền.
Bảng 1.1: Quy định hạng trường Trung học phổ thông
TT Trường THPT thuộc vùng, miền Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3
1 Trung du, đồng bằng, thành phố. Từ 28 lớp trở lên Từ 18 đến 27 lớp Dưới 18 lớp 2 Miền núi, vùng sâu, hải đảo Từ 19 lớp trở lên Từ 10 đến 18 lớp Dưới 10 lớp
(Nguồn: Thông tư số 35/2006 /TTLT-BGD&ĐT-BNV)
Trường THPT thuộc hạng 1 được biên chế không quá 03 Phó hiệu trưởng. Trường THPT thuộc hạng 2 được biên chế không quá 02 Phó hiệu trưởng; Trường THPT thuộc hạng 3 được biên chế không quá 01 Phó hiệu trưởng.
1.5.4.2. Thẩm quyền của Sở Giáo dục và Đào tạo
Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BGDĐT-BNV (năm 2011) Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh:
Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở GD&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ GD&ĐT.
Đối với quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong tỉnh, thẩm quyền của Sở GD&ĐT: Trong những năm qua, công tác lựa chọn bổ nhiệm và sử dung CBQL trường THPT được Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm theo các văn bản hướng dẫn về quy trình bổ nhiệm và sử dụng CBQL, cụ thể là: Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, Nghị định 34/2011/NĐCP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý đối với cá bộ viên chức, Quyết định 583-QĐ/TU ngày 24/9/2008 ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
1.5.4.3. Thẩm quyền của Sở Nội vụ
Thông tư số 15/2014/TT-BNV, ngày 31/10/2014 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh:
Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng; công tác thanh niên.
Sở Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.
Đối với quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong tỉnh, thẩm quyền của Sở Nội vụ: Tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu số lượng CBQL trường THPT hàng năm. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh.