8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Biện pháp đổi mới quy trình bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý các
3.3.3. Thực hiện nghiêm quy trình bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, sử
cán bộ quản lý trường trung học phổ thông dựa trên kết quả đánh giá CBQL theo “Chuẩn hiệu trưởng”
3.3.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, sử dụng...CBQL trường THPT nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đủ về số lượng, có trình độ, phẩm chất, năng lực; có cơ cấu hợp lý, đồng thời sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường THPT để phát huy năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THPT.
Sử dụng kết quả đánh giá CBQL theo “Chuẩn hiệu trưởng” làm căn cứ để đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng.
3.3.3.2. Nội dung của biện pháp
- Công tác bổ nhiệm CBQL trường THPTphải đảm bảo yêu cầu: Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của tổ chức và nhu cầu công việc cần phải bổ nhiệm; Căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL (kết hợp yêu cầu các chuẩn trong “Chuẩn hiệu trưởng” và kết quả đánh giá CBQL theo “Chuẩn hiệu trưởng”); Căn cứ tiêu chuẩn cụ thể của chức danh cần bổ nhiệm; căn cứ vào thực tế đội ngũ giáo viên và các phong trào của nhà trường. Do yêu cầu, tùy từng hoàn cảnh cụ thể có thể bổ nhiệm tuần tự hoặc bổ nhiệm nhảy vọt, đột biến. Tuy nhiên, về cơ bản nên bổ nhiệm tuần tự để đảm bảo cán bộ được bổ nhiệm có thể thích ứng tốt hơn khi được giao đảm nhận nhiệm vụ cao hơn.
- Nguyên tắc cơ bản cần phải đảm bảo khi thực hiện tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL trường học là: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ trên cơ sở phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, các bộ phận chức năng trong cơ quan, đơn vị; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với việc thực hiện trách nhiệm của cá nhân trong công tác quản lý cán bộ. Khi tiến hành bổ nhiệm, phải chú ý về trình độ đào tạo, trình độ lý luận chính trị, trình độ QLGD; cơ cấu chuyên môn, độ tuổi, cơ cấu về giới tính...Cán bộ được bổ nhiệm phải trong diện quy hoạch nguồn của chức danh đó.
- Quy trình bổ nhiệm gồm: Xin chủ trương của cấp có thẩm quyền về số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ sẽ được bổ nhiệm; Người đứng đầu và thành viên lãnh đạo cơ quan, tổ chức khi đề xuất phương án nhân sự trước hết phải căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch; Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét đánh giá, lựa chọn nhân sự (trên cơ sở đề xuất của người đứng đầu, các thành viên trong tập thể lãnh đạo và cơ quan tham mưu về công tác cán bộ); thống nhất phương án nhân sự để đưa ra lấy ý kiến.
- Tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm, các thành viên trong tập thể lãnh đạo cần có mặt đông đủ, nhất là người đứng đầu. Trong quá trình thảo luận, nếu ý kiến còn khác nhau thì phải phân tích kỹ rồi mới biểu quyết bằng phiếu kín đối với từng nhân sự và quyết định theo đa số. Tổ chức lấy ý kiến thăm dò toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nơi nhân sự dự kiến bổ nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm; Lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo (Chi uỷ, ban giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng chuyên môn...) về nhân sự dự kiến bổ nhiệm và lấy phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự bổ nhiệm; tiến hành hiệp y với cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy trực tiếp quản lý nhân sự.
-Hồ sơ bổ nhiệm gồm: Bản sao giấy khai sinh; Sơ yếu lý lịch (theo mẫu) do cá nhân tự khai, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (kèm theo các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, LLCT, ngoại ngữ, tin học...); Bản kê khai tài sản; Bản tự kiểm điểm; Bản nhận xét, đánh giá cán bộ của tập thể lãnh đạo nhà trường; Bản nhận xét của cấp uỷ nơi cán bộ cư trú; Phiếu khám sức khoẻ (của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên); Chương trình hành động phát triển nhà trường; Biên bản tổng hợp phiếu lấy ý kiến của của tập thể lãnh đạo, hội đồng giáo dục nhà trường, Văn bản hiệp y của cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy (huyện, thị, thành ủy); Công văn đề nghị bổ nhiệm CBQL của cấp có thẩm quyền (cấp uỷ Đảng, Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT).
Trong công tác cán bộ, việc cất nhắc, bổ nhiệm, đề bạt, bố trí, sắp xếp cán bộ cần đúng người, đúng chuyên môn, tránh những yếu tố tâm lý tác động, như: chủ quan, phiến diện, thân quen, tình cảm cá nhân hoặc ích kỷ. Không nên coi đề bạt, bổ nhiệm là một hình thức ban ơn, thưởng công...
- Thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ quản lý:
Việc xem xét bổ nhiệm lại cần tiến hành khách quan, vô tư và căn cứ vào kết quả lãnh đạo đơn vị của công chức lãnh đạo. Nếu CBQL trường THPT hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhà trường đạt được nhiều thành tích thì xem xét theo quy trình bổ nhiệm và tiếp tục bổ nhiệm lại CBQL một nhiệm kỳ nữa. Trường hợp CBQL có biểu hiện yếu kém, có nhiều dư luận không tốt và không được quần chúng tín nhiệm thì cần phải tiến hành đầy đủ quy trình bổ nhiệm lại, nếu kết quả tín nhiệm không đạt, cần miễn nhiệm chức danh lãnh đạo trên. Trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ, người nào vì lý do sức khỏe và hoàn cảnh cá nhân thì được miễn chức; người nào không hoàn thành nhiệm vụ, có sai phạm, uy tín giảm sút thì tùy theo mức độ mà bị miễn nhiệm hoặc xử lý kỷ luật.
Xây dựng kế hoạch và thực hiện luân chuyển hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường THPT theo đúng quy định của Điều lệ trường học. Làm tốt công tác điều động, thuyên chuyển CBQL nhà trường. Căn cứ vào tình hình thực tế, để đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, việc luân chuyển sẽ được kết hợp với điều động cán bộ. Việc thực hiện luân chuyển hiệu trưởng trường THPT được tiến hành thường xuyên hàng năm (nên thực hiện trước khi vào đầu năm học mới), đảm bảo công khai, khách quan, hợp lý, hợp tình, đúng quy trình và đúng đối tượng và phải xuất phát từ thực tế yêu cầu, nhiệm vụ. Luân chuyển là yêu cầu bắt buộc đối với hiệu trưởng các trường THPT thuộc diện luân chuyển theo quy định của Điều lệ trường học; Kết hợp việc luân chuyển với điều động, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ...
Làm tốt công tác đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL nhà trường. Thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng cán bộ; phân công, phân cấp cho các cấp uỷ, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị quản lý, quyết định về cán bộ một cách khoa học và hợp lý. Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo khách quan, đúng quy trình trên cơ sở phẩm chất, năng lực của cán bộ, không định kiến, hẹp hòi; quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, của ngành GD&ĐT và yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
3.3.3.3. Cách tiến hành biện pháp
Sở GD&ĐT xây dựng, ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; Hướng dẫn cụ thể thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường THPT.
Phòng Tổ chức cán bộ tham mưu cho lãnh đạo Sở trong việc xây dựng kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, sử dụng cán bộ QLGD trường THPT.
Căn cứ thực trạng đội ngũ CBQL, hằng năm xây dựng kế hoạch tiến hành bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động CBQL một cách phù hợp. Kế hoạch cần cụ thể thời gian, số lượng, cách thức tiến hành.
Tăng cường đánh giá, xếp loại CBQL và giáo viên để làm cơ sở lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL. Thường xuyên kiểm tra quy trình về công tác cán bộ ở các đơn vị trực thuộc.
Khi có nhu cầu về công tác cán bộ, Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với huyện, thị, thành ủy và các Trường tham cho lãnh đạo Sở GD&ĐT thực hiện quyết định về công tác cán bộ theo phân cấp quản lý.
3.3.3.4. Điều kiện thực hiện
- Xây dựng quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL trường THPT một cách khoa học, khách quan.
- Xây dựng được các tiêu chí cụ thể, phù hợp để đánh giá hiệu quả quản lý nhà trường của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT.