Lập quy hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 82 - 88)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Biện pháp đổi mới quy trình bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý các

3.3.2. Lập quy hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ

CBQL các trường THPT

3.3.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ;

Thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THPT là một trong những biện pháp quan trọng và là tiền đề để thực hiện tốt công tác bổ nhiệm và sử dụng CBQL trường THPT.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

- Làm tốt việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn công tác lập quy hoạch CBQL trường THPT. Trong quá trình xây dựng và triển khai các văn bản về công tác quy hoạch cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, phương châm, nguyên tắc xây dựng quy hoa ̣ch. Quy hoạch cán bộ phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ như đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ, phải đảm bảo phương châm “mở” và ''động''.

- Chú ý tính kế thừa và phát triển trong quy hoa ̣ch; quan tâm đến các cán bộ đã quy hoạch nhiệm kỳ trước nhưng chưa được bố trí vào các vi ̣ trí, nay còn đủ điều kiện và tiêu chuẩn quy hoa ̣ch cho nhiê ̣m kỳ mới. Quy hoạch cán bộ phải đồng bộ từ trên xuống dưới; cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ, lấy quy hoạch cán bộ cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ cấp trên; quy hoạch cấp trên thúc đẩy quy hoạch cấp dưới...

- Khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ QLGD, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị. Phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch.

- Thực hiện đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch. Đây là khâu quan trọng nhất, là cơ sở cho việc tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng cán bộ đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

- Cán bộ đưa vào quy hoạch phải đạt chuẩn nghề nghiệp từ mức độ khá trở lên và chú trọng những tiêu chuẩn theo “Chuẩn hiệu trưởng” [8. Phụ lục] như sau:

a. Về năng lực công tác:

- Có năng lực thực tiễn thể hiện trong công tác và hiệu quả công việc; có năng lực tổ chức, quản lý và điều hành công việc được giao, năng động, chủ động, sáng tạo, đưa tập thể nơi cá nhân tham gia lãnh đạo ngày càng phát triển.

- Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng định hướng, tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp dạy học bộ môn và môn học khác. Được đồng nghiệp, nhân dân và học sinh tin cậy.

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, quản lý.

- Ham học hỏi, cầu tiến bộ, có triển vọng vươn lên đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;

- Trong 3 năm học gần đây, cá nhân có ít nhất một trong các thành tích sau: + Từng đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên hoặc tương đương + Được giấy khen của Sở giáo dục và Đào tạo hoặc tương đương trở lên. + Tập thể nơi cá nhân tham gia lãnh đạo được giấy khen từ cấp tỉnh trở lên.

b. Về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống:

Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; có ý thức tổ chức, kỷ luật, luôn tin tưởng, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân; bản thân và gia đình gương mẫu, không vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của đơn vị.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, sống giản dị, khiêm tốn, thẳng thắn, trung thực, chân tình với đồng chí, đồng nghiệp; không cơ hội, cục bộ, bè phái, địa phương chủ nghĩa; có tinh thần tự phê bình và phê bình, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong nội bộ và trong quần chúng nhân dân, không lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng, được đa số quần chúng tín nhiệm.

- Có khả năng tập hợp quần chúng; xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong cơ quan, đơn vị.

Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc tôn trọng tập thể, nói và làm theo Nghị quyết, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.

c. Về thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới:

Ở chức vụ ở cấp dưới được giao đảm nhiệm luôn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao:

- Quy hoạch chức danh Hiệu trưởng, Giám đốc: phải đang đảm nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng, Phó Giám đốc ít nhất 12 tháng.

- Quy hoạch chức danh Phó hiệu trưởng, Phó Giám đốc: phải đang đảm nhiệm các chức danh sau ít nhất 12 tháng:

+ Bí thư Đảng ủy/Bí thư Chi bộ (kể cả Chi bộ trực thuộc Đảng bộ đơn vị), Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường, Trung tâm, Tổ trưởng chuyên môn, Thư ký hội đồng trường.

+ Phó Bí Đảng ủy/ Phó Bí thư Chi bộ (kể cả Chi bộ trực thuộc Đảng bộ đơn vị), Phó Chủ tịch công đoàn, Phó Bí thư Đoàn trường, Tổ phó chuyên môn có thành tích đặc biệt xuất sắc như: Phụ trách đội tuyển thi học sinh giỏi lớp 10, 12 xếp thứ nhất tỉnh (đối với trường không chuyên), đứng đầu toàn quốc (đối với trường THPT chuyên), nhiều năm liền có học sinh giỏi bộ môn văn hóa đạt giải nhất tỉnh (đối với trường không chuyên), giải nhất quốc gia hoặc huy chương đồng châu Á trở lên (đối với trường chuyên).

d. Về trình độ đào tạo:

- Về đào tạo: Tốt nghiệp đại học hệ đào tạo chính quy; đủ tiêu chuẩn của ngạch và có đủ thời gian giảng dạy ở bậc học theo quy định (ít nhất 5 năm). Nếu tốt nghiệp đại học hệ đào tạo không chính qui thì phải có bằng tốt nghiệp thạc sỹ trở lên.

- Là giáo viên ngoại ngữ phải đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu.

e. Về sức khoẻ: Có đủ sức khoẻ đảm đương nhiệm vụ được giao.

f. Tỷ lệ các độ tuổi cần quy hoạch như sau:

+ Dưới 40 tuổi: không dưới 15%. + Từ 40 đến 50 tuổi: khoảng 55-65%. + Trên 50 tuổi: khoảng 20-30%.

g. Cơ cấu nữ: không dưới 15% so với danh sách quy hoạch.

Ngoài ra còn phải chú ý đến cơ cấu bộ môn, cân đối tỷ lệ giữa các môn khoa học tự nhiên và nhân văn

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, mạnh dạn phân công, giao việc cho cán bộ kế cận, dự nguồn. Sự trưởng thành từ thực tiễn của cán bộ được quy hoạch là yếu tố quan trọng và cần thiết để xem xét, bổ nhiệm CBQL.

Thường xuyên xem xét, đánh giá cán bộ trong diện quy hoạch để bổ sung, điều chỉnh hàng năm, đồng thời rà soát đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng.

Tăng cường kiểm tra công tác lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch để đảm bảo công tác quy hoạch CBQL các trường được thực hiện theo đúng quy định, qua đó bổ sung, điều chỉnh nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ, khắc phục được những thiếu sót trong công tác quy hoạch.

3.3.2.3. Cách tiến hành biện pháp a. Lập kế hoạch:

- Trên cơ sở Kế hoạch phát triển GD&ĐT Hải Dương giai đoạn 2015-2020 của ngành GD & ĐT tỉnh Hải Dương. Sở GD&ĐT chỉ đạo rà soát và lập kế hoạch công tác CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh; đồng thời tiến hành xây dựng bổ sung quy hoạch cán bộ quản lý giai đoạn 2015 - 2020.

- Căn cứ vào: Kế hoạch số 90-KH/TU ngày 10/8/2009 của Tỉnh ủy Hải Dương về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TƯ của Bộ Chính trị(khóa IX) và Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công văn số 420/KH-UBND ngày 13/4/2007 của UBND tỉnh Hải Dương về Kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; Sở GD&ĐT ban hành Công văn hướng dẫn các trường rà soát, xây dựng kế hoạch quy hoạch cán bộ kế cận, dự nguồn trong từng năm học.

- Lên kế hoạch kiểm tra quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

b. Tổ chức thực hiện:

Các trường THPT tổ chức lấy phiếu tín nhiệm rà soát, bổ sung quy hoạch:

Trên cơ sở hướng dẫn, định hướng của cấp uỷ, Sở GD&ĐT tổ chức quán triệt sâu sắc các nội dung có liên quan về công tác quy hoạch CBQL trường THPT tới CB, GV, nhân viên các trường.

Sở GD&ĐT hướng dẫn các trường THPT thực hiện đánh giá hiệu trưởng, hiệu phó theo “Chuẩn hiệu trưởng”, trên cơ sở kết quả đánh giá đó để xây dựng kế hoạch quy hoạch cán bộ kế cận, dự nguồn trên cơ sở .

- Chỉ đạo các trường THPT tiến hành rà soát và đánh giá cán bộ, giáo viên, cụ thể: Tiến hành rà soát, đánh giá chung đội ngũ cán bộ, giáo viên về chất lượng, năng lực và hiệu quả công việc, số lượng, cơ cấu, nhất là các cơ cấu về trình độ, chuyên môn, độ tuổi, cán bộ là giáo viên giỏi, cán bộ nữ.

- Trên cơ sở yêu cầu quy hoạch và tiêu chuẩn các chức danh CBQL, dự kiến quy hoạch, phân loại cán bộ, giáo viên theo chiều hướng phát triển: Cán bộ, giáo viên có triển vọng đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; cán bộ, giáo viên tiếp tục giữ chức vụ cũ; cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm; không đủ điều kiện giữ chức vụ hiện tại trong khoá tới... Mỗi chức danh quy hoạch từ 2 đến 3 người. Không quy hoạch quá nhiều người cho một chức danh.

- Các bước tiến hành xây dựng quy hoạch phải được thực hiện bài bản, khoa học trên tinh thần phát huy dân chủ và đảm bảo công khai. Làm tốt công tác phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch. Tổ chức tốt các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu nguồn của các trường THPT.

Sở duyệt dự nguồn cán bộ quản lý của các đơn vị trực thuộc:

- Sở GD&ĐT chỉ đạo Phòng Tổ chức cán bộ tập hợp toàn bộ hồ sơ các bước quy hoạch ở cơ sở, lập danh sách đề nghị quy hoạch đối với từng cơ sở. Lãnh đạo Sở GD&ĐT tổ chức thảo luận, góp ý kiến đối với từng đồng chí trong danh sách đề nghị quy hoạch của các đơn vị.

- Sở GD&ĐT phối hợp với cấp ủy cấp trên trực tiếp của các Chi, Đảng ủy các trường THPT theo dõi chặt chẽ đội ngũ cán bộ quy hoạch; xây dựng kế hoạch

chi tiết để rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch và có phương án giới thiệu nhân sự là cán bộ trong quy hoạch để bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đảm đương ngay vị trí lãnh đạo, quản lý khi có nhu cầu.

- Phòng Tổ chức cán bộ của Sở GD&ĐT Hải Dương chỉ đạo các trường THPT hằng năm đánh giá cán bộ trong diện quy hoạch; rà soát, thực hiện quy trình đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn và bổ sung vào quy hoạch những người có thành tích trong giảng dạy, có triển vọng phát triển...

Kiểm tra, đánh giá:

- UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác lập quy hoạch; thực hiện quy hoạch cán bộ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh.

- Quy hoạch muốn có chất lượng phải tiến hành kiểm tra thường xuyên. Cần quan tâm đánh giá cán bộ trong quy hoạch. Đánh giá phải lựa chọn phương pháp phù hợp, bởi vì công tác quản lý rất nhạy cảm đối với đội ngũ cán bộ nhà giáo. Đánh giá cần phải căn cứ công việc đã giao và hiệu quả thực hiện, cần công khai khách quan mang ý nghĩa xây dựng đội ngũ.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

- Công tác quy hoạch CBQL trường THPT phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp uỷ Đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, quy hoạch cán bộ.

- Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ; nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ. Bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của cấp uỷ Đảng, đi đôi với phát huy trách nhiệm của bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường và của các tổ chức trong hệ thống chính trị; mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ có năng lực.

- Quy hoạch CBQL phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ CBQL các trường THPT; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ. Quy hoạch cán bộ quản lý các trường THPT phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng”

- Quy hoạch đội ngũ cán bộ QLGD các cấp, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch ở cấp trên, bảo đảm sự liên thông, gắn kết, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của nhà trường và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)