8. Cấu trúc của luận văn
2.2. Khái quát về tình hình phát triển đội ngũ CBQL giáo dục tỉnh Hải Dương
2.2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT trên địa bàn tỉnh
Hải Dương
2.2.3.1. Số lượng
Tính đến tháng 3/2016, số lượng đội ngũ CBQL của 41 trường THPT công lập tỉnh Hải Dương (18 trường THPT hạng I và 23 trường THPT hạng II) là 130 người. Trong đó: Hiệu trưởng là 41 người, Phó hiệu trưởng là 89 người.
Theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT- BNV, ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (Trường hạng I có 1 hiệu trưởng và không quá 3 hiệu phó; trường hạng II có 1 hiệu trưởng và không quá 2 hiệu phó; trường hạng III có 1 hiệu trưởng và 1 hiệu phó) thì Hải Dương đã đủ số lượng CBQL theo quy định.
2.2.3.2. Cơ cấu đội ngũ CBQL các trường THPT
Bảng 2.1. Bảng thống kê trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBQL
Tổng số
Đảng viên Nữ
Trình độ đào tạo Xếp loại công chức Trình độ LLCT TS ThS ĐH HTXS HTT HT Cao cấp Trung cấp Sơ cấp 130 130 29 0 64 66 54 76 0 0 80 50 % 100.0 22.3 0.0 49.0 51 41.5 58.5 0.0 0 61.5 38.5
Nguồn: Sở GD&ĐT Hải Dương năm học 2014 - 2015
Qua số liệu bảng 2.1, cho thấy:
CBQL trường THPT công lập tỉnh Hải Dương đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học THPT. 100% CBQL đã tốt nghiệp đại học trở lên; 100% CBQL đã học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QL, số CBQL có bằng thạc sĩ là 49,0%; 100% CBQL có trình độ sơ cấp và trung cấp LLCT. Điều đó cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
Tuy nhiên, phần lớn CBQL mới chỉ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ QL ngắn hạn, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ QLGD, vì thế, chất lượng đội ngũ CBQL có mặt còn hạn chế.
- Cơ cấu về giới tính
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu về giới của CBQL THPT năm học 2015 - 2016
Qua số liệu được thể hiện trên biểu đồ 2.1 ta nhận thấy:
- Đội ngũ CBQL trường THPT không cân đối tỷ lệ giữa nam và nữ. Tỷ lệ CBQL là nam chiếm tới 77,7%. Tỷ lệ CBQL là nữ chỉ có 22,3%, trong khi đó, tỷ lệ nữ giáo viên trong toàn ngành giáo dục THPT của tỉnh là rất cao (chiếm khoảng trên 70%). Đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu và có phương án quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm để tỷ lệ CBQL nữ được nâng lên trong những năm tới.
- Cơ cấu về chuyên môn
Hiện nay, việc bố trí cơ cấu chuyên môn của CBQL trường THPT tương đối hợp lý. Số CBQL có chuyên môn thuộc khối khoa học tự nhiên là 64 người, chiếm 48,9%; khối khoa học xã hội là 39 người chiếm 29,8%; các môn học khác là 27, chiếm 21,3%. 41/41 trường vừa có CBQL có chuyên môn về khoa học tự nhiên, vừa có CBQL có chuyên môn về khoa học xã hội.
Biểu đồ 2.2 cho thấy, đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh Hải Dương đều nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác, đáp ứng yêu cầu quản lý.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về chuyên môn của CBQL, năm học 2015 - 2016
- Độ tuổi CBQL
Có thể thấy, độ tuổi CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh hiện nay là: dưới 40 tuổi là 41 người, chiếm 31,5%; từ 40 đến 50 là 55 người chiếm 42,3%; trên 50 tuổi là 34 người, chiếm 26,2%.
Qua đây có thể thấy cấp ủy, chính quyền và ngành GD&ĐT Hải Dương đã rất quan tâm đến công tác phát triển cán bộ quản lý, nhất là cán bộ trẻ chiếm 31,5%. Phần lớn CBQL trường THPT tỉnh Hải Dương có nhiều năm làm QLGD, thời gian từ 10 năm trở lên có tới 45,8%; dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 31,3%. Đây cũng là điều thuận lợi trong công tác quản lý vì CBQL trẻ rất năng động nhưng lại thiếu kinh nghiệm. Do đó cần tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ, cán bộ quản lý; thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá và sử dụng CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.2.3.3. Đánh giá chất lượng cán bộ công chức và đánh giá xếp chất lượng CBQL
theo “chuẩn hiệu trưởng”
Công tác đánh giá xếp loại lãnh đạo quản lý các trường THPT tỉnh Hải Dương được Lãnh đạo Sở GD&DDT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện theo từng năm học. Việc đánh giá, xếp loại được tiến hành nền nếp và đảm bảo thực hiện nghiêm quy định về đánh giá xếp loại CBCC và đánh giá xếp loại chuẩn hiệu trưởng.
Kết quả đánh giá thi đua năm học 2014-2015 có:
- 41,5% CBQL được xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - 45,5% CBQL xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- 11,5% CBQL xếp loại Hoàn thành nhiệm vụ; - 1,5% xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Về đánh giá CBQL theo chuẩn hiệu trưởng:
Kết quả xếp loại năm học 2014-2015 có sự sai lệch đôi chút, song nhìn chung cũng tương đương:
- 15/41 Hiệu trưởng xếp loại Khá, đạt 36.5%;
- 02/41 Hiệu trưởng xếp loại Trung bình, đạt 4,9 %;
- 02/41 Hiệu trưởng xếp loại không đạt chuẩn hiệu trưởng bị xử lý cách chức.