Sự phát triển nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngân hàng điện tử tại việt nam (Trang 51 - 53)

1.2.2 .Tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động ngân hàng điện tử

2.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

2.1.2. Sự phát triển nguồn vốn huy động

Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản là 2 mục tiêu mà các ngân hàng luôn phấn đấu để nâng cao tỉ lệ an tồn vốn, cũng như củng cố vị trí hoạt động so với các ngân hàng khác. Để tổng tài sản tăng trưởng tốt, ngoài vốn chủ sở hữu được phát triển đều đặn, tăng trưởng huy động vốn sẽ đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Huy động vốn từ nền kinh tế khơng chỉ giúp ngân hàng có nguồn vốn ổn định cho các hoạt động tín dụng, đầu tư mà còn là cơ sở ổn định thanh khoản hơn nếu ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng.

Biểu 2.3: Diễn biến tổng số vốn huy động của các nhóm ngân hàng [26]

Diễn biến huy động vốn ở biểu 3 chỉ rõ sự thay đổi trong huy động vốn giữa 2 nhóm NHTMNN và NHTMCP. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của NHTMCP trong giai đoạn từ 2008 đến 2011 cao hơn tốc độ tăng của NHTMNN. Điều này có thể được giải thích là do giai đoạn này các NHTMCP vẫn được quyền sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh huy động vốn. Hơn nữa, nhu cầu vốn tăng cao hỗ trợ thanh khoản do hệ quả tăng trưởng tín dụng nóng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2012 của NHTMCP chững lại trong khi nhóm NHTMNN có tốc độ tăng cao hơn hẳn nhóm NHTMCP. Điều này được lý giải một phần do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng như giới hạn tín dụng của NHNN. Trần lãi suất huy động khiến nhiều người lựa chọn ngân hàng gửi tiền

có uy tín thay vì lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao hơn. Hạn mức tín dụng cũng làm xoa dịu sức ép nhu cầu vốn của nhiều ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để cho vay. Một nguyên ngân khác khiến cho tốc độ tăng huy động vốn của các NHTMNN tăng trong năm 2012 là do sự cố tại một số NHTMCP. Thông tin về sự dịch chuyển nhân sự tại các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam như ACB, Sacombank và Eximbank đã tạo ra những tin đồn về mất khả năng thanh khoản tại các ngân hàng này. Hậu quả, là một lượng tiền lớn được rút ra trong một một thời gian ngắn tại các ngân hàng này và được chuyển tới các NHTMNN. Các ngân hàng nước ngồi có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cũng theo xu hướng của chung của nền kinh tế. Khi chính sách tiền tệ được thắt chặt để kiểm soát lạm phát từ cuối năm 2011, tốc độc tăng trưởng huy động vốn của khối NHNNg đã chững lại trong năm 2012.

Tuy nhiên, một điều nhận thấy rằng quy mô huy động vốn giữa ba khu vực ngân hàng đã có sự thay đổi rất lớn từ năm 2008 đến 2011. Nếu số dư huy động vốn năm 2008 giữa NHTMCP và NHNNg chỉ chênh lệch khoảng hơn 300 nghìn tỉ đồng thì sự chênh lệch giữa hai nhóm đến cuối năm 2012 đã kéo rộng tới hơn 3,5 lần, tương đương với mức chênh lệch hơn 1.100 tỉ đồng. Như vậy, sự chênh lệch này có thể được giải thích rằng các NHTMCP đã rất nỗ lực trong việc thực hiện chính sách giá, chăm sóc khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTMCP có đủ năng lực cạnh tranh với các NHNNg có lợi thế hơn về kinh nghiệm quản lý, công nghệ và sự phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ. Ngược lại, khoảng cách huy động vốn giữa nhóm NHTMNN và NHTMCP đã thu hẹp đáng kể từ năm 2008 đến 2012. Nếu khoảng cách giữa 2 nhóm ngân hàng này là trên 300 nghìn tỉ năm 2008 thì khoảng cách đó đã thu hẹp xuống dưới 60 nghìn tỉ năm 2012. Như vậy, điều này lần nữa khẳng định sự nỗ lực của các NHTMCP trong việc mở rộng thị phần huy động vốn nhằm tiến tới giảm sự phục thuộc nguồn vốn từ các NHTMNN cũng như tự chủ hơn nữa trong quản trị thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngân hàng điện tử tại việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)