1.2.2 .Tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động ngân hàng điện tử
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NHĐT TẠI MALAYSIA VÀ BÀ
1.3.3.1. Xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ
hàng điện tử
Về cơ bản, các văn bản pháp lý trực tiếp liên quan tới giao dịch NHĐT của Malaysia, bao gồm:
Đạo luật chữ ký số (Digital Signiture Act, 1997)
Malaysia ban hành Đạo luật chữ ký số vào ngày 30 tháng 6 năm 1997 và trở thành quốc gia đầu tiên có luật chữ ký số ở Đông Nam Á. Đạo luật này ra đời nhằm giúp các bên xác định được nhân dạng của đối tác và tính nguyên bản của các thư tín trong các giao dịch điện tử vì nhân dạng có thể dễ dàng bị giả mạo và thư tín cũng dễ bị làm thay đổi trong không gian ảo trong bối cảnh giao dịch qua Internet ngày càng gia tăng.
Đạo luật tội phạm máy tính (Computer Crime Act, 1997)
Đạo luật tội phạm máy tính của Malaysia ra đời vào năm 1997 nhằm đảm bảo rằng tội phạm máy tính phải được trừng trị bởi pháp luật. Đạo luật này đưa ra
tiêu chuẩn cho người cung cấp dịch vụ và những hình phạt đối với các loại tội phạm này.
BNM/GP11 và Hướng dẫn tối thiểu về điều khoản của ngân hàng Internet
BNM/GP11 hướng dẫn liên quan tới bảo vệ người sử dụng chuyển tiền điện tử, cụ thể bao gồm quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngân hàng và khách hàng.
Hướng dẫn tối thiểu về điều khoản của ngân hàng Internet hướng dẫn các ngân hàng giảm thiểu rủi ro liên quan tới ngân hàng Internet như rủi ro chiến lược, rủi ro giao dịch, rủi ro tích hợp, rủi ro danh tiếng, rủi ro ngân hàng truyền thơng. Ngồi ra, văn bản cũng đề cập tới quản lý rủi ro bao gồm: Kế hoạch quản lý rủi ro, thực hiện công nghệ, đo lường và kiểm tra rủi ro, chương trình an ninh ngân hàng Internet, những yêu cầu về nhân viên và chuyên gia. Trong văn bản này, Ngân hàng trung ương cũng đưa ra nghĩa vụ cụ thể của ban quản lý ngân hàng liên quan tới ngân hàng Internet.
Đạo luật về các hệ thống thanh toán (The Payment Systems Act 2003)
Đạo luật về các hệ thống thanh tốn được thơng qua ngày mùng 7 tháng 8 năm 2003 và có hiệu lực từ ngày mùng 1 tháng 11 năm 2003. Mục đích của Đạo luật này là nhằm đảm bảo tính an tồn và hiệu quả của hệ thống thanh toán, đảm bảo rằng hệ thống tài chính và lịng tin của khách hàng trong hệ thống được bảo vệ. Các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng đưa ra hệ thống thanh toán phải được điều chỉnh bởi Đạo luật này.
Luật thương mại điện tử (The Electronic Commerce Act 2006)
Luật thương mại điện tử có hiệu lực từ ngày 19 tháng 10 năm 2006 nhằm cung cấp nhận biết về thư tín điện tử trong giao dịch thương mại, sử dụng thư tín điện tử để hồn thành các yêu cầu pháp lý và để làm cho giao dịch thương mại thông qua phương tiện điện tử trở nên dễ dàng và thuận tiện, cũng như những vấn đề khác liên quan.
Như vậy, có thể thấy rằng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động NHĐT của Malaysia khá đầy đủ bao quát các vấn đề liên quan tới nhân dạng của đối tác và tính
nguyên bản của các thư tín trong các giao dịch điện tử, tiêu chuẩn cho người cung cấp dịch vụ và những hình phạt cho sự vi phạm, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngân hàng Internet.
Thực tiễn phát triển của hệ thống thanh toán tại Malaysia cho thấy để tạo điều kiện cho thanh tốn khơng tiền mặt phát triển, chính phủ và các cơ quan quản lý cần nhanh chóng hồn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán bao gồm luật hệ thống thanh toán, hướng dẫn triển khai và quản lý hệ thống thanh toán điện tử, quy định các quy trình và nguyên tắc thanh tốn để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hoạt động thanh toán.
Liên quan tới vấn đề an ninh, chính phủ cần phải xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử, tội phạm máy tính, giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch điện tử nói chung và giao dịch NHĐT nói riêng.
Ngân hàng Trung ương phải thường xuyên nghiên cứu, rà soát lại các tiêu chuẩn hoặc việc triển khai ở các quốc gia đi trước trên thế giới như châu Âu, Mỹ, … xây dựng các tiêu chuẩn, quy định và định hướng phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.