Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngân hàng điện tử tại việt nam (Trang 85 - 89)

1.2.2 .Tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động ngân hàng điện tử

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHĐT

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan từ phía Nhà nước và NHNN

Để đáp ứng yêu cầu mới về phát triển ngân hàng điện tử, Nhà nước cũng đã xây dựng một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và thậm trí có cả biểu hiện của sự chủ quan duy ý chí, chưa thể hiện

tính quy luật của thị trường và chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt là những quy định về giao dịch thương mại điện tử, chứng từ điện tử,...

NHNN với vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ và hệ thống ngân hàng nhưng việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật ngân hàng còn thiếu, chưa đồng bộ và khá nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế và không theo kịp thực tế. Còn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD, giữa các nhóm ngân hàng và giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Cùng với việc mở cửa thị trường tài chính nội địa, tiềm ẩn rủi ro bởi các tác động từ bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới. Trong khi đó, năng lực điều hành chính sách tiền tệ, cũng như năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN cịn hạn chế, bên cạnh đó là cơ chế quản lý vĩ mơ cịn chưa đồng bộ, chưa hồn thiện gây khó khăn cho ngân hàng khi tiến hành hoạt động NHĐT.

Khả năng giám sát của NHNN đối với hoạt động NHĐT của NHTM tuy đã được cải thiện, tuy nhiên nhiều vụ việc đã không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên đã để xảy ra hậu quả với NHTM. Hệ thống ngân hàng chưa tạo được một hệ thống thơng tin có thể cảnh báo kịp thời và làm cơ sở cho việc phân tích, dự báo.

Năng lực hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ (chức năng NHTW) của NHNN vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, NHNN chưa có nhiều kinh nghiệm về điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế. Các cơng cụ của chính sách tiền tệ chưa được đổi mới theo hướng linh hoạt, phù hợp với thị trường, các công cụ trực tiếp chưa hoàn toàn được thay thế bằng các cơng cụ gián tiếp.

Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có các chế tài đủ mạnh và phù hợp cần thiết để hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong dân cư. Các khuôn khổ pháp lý đối với việc quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, minh bạch, tính thống nhất, thực thi khơng cao, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Các nguyên tắc kiểm tra, giám sát hoạt động NHĐT của ngân hàng còn yếu.

Nguyên nhân khách quan từ phía các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và người dân

Thương mại điện tử ở nước ta chưa phát triển, các doanh nghiệp và cá nhân chưa làm quen với thương mại điện tử.

Các cơ quan đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thiếu sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng. Nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ như bưu chính viễn thơng, điện lực, cung cấp nước sạch, bảo hiểm, thuế... vẫn thực hiện thu tiền mặt và chưa có chiến lược hợp tác với ngân hàng trong dịch vụ thanh tốn hóa đơn.

Phạm vi phủ sóng của các cơng ty điện thoại chưa rộng khắp và chất lượng dịch vụ chưa cao, sự phối kết hợp giữa công ty điện thoại với các ngân hàng chưa nhiều và thời gian phối hợp tra soát các giao dịch của khách hàng khá lâu gây tâm lý lo ngại không yên tâm khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại như SMS hay Mobile banking.

Tâm lý thói quen tiêu dùng sử dụng tiền mặt trong dân cư vẫn chiếm đại đa số và tồn tại từ lâu, đại đa số bộ phận dân cư có tâm lý ngại và lo sợ rủi ro trong việc sử dụng các dịch vụ NHĐT.

Đặc điểm của thị trường thẻ Việt Nam là giao dịch rút tiền mặt tại ATM với khối lượng lớn (trên 1 triệu giao dịch/ ngày), chiếm tỷ trọng cao (trên 70% tổng lượng giao dịch ATM), thời gian tiền được duy trì trong tài khoản tương đối ngắn nên chi phí cho cơng tác tiếp quỹ, bảo trì, bảo dưỡng... phục vụ cho rút tiền từ ATM là rất lớn trong khi lợi ích thu được từ việc để tiền trong tài khoản chưa nhiều.

Nhìn chung, cơng tác đầu tư, duy trì mạng lưới ATM là hoạt động rất tốn kém. Theo số liệu điều tra tại các NHTM, trong năm 2012, tổng chi phí liên quan đến đầu tư, vận hành hệ thống ATM là gần 3,7 nghìn tỷ đồng; tổng thu (đã bao gồm lợi ích thu được từ số dư tiền gửi không kỳ hạn tài khoản thẻ) là xấp xỉ 1,7 nghìn tỷ đồng; chênh lệch thu-chi chưa cân đối được là 2 nghìn tỷ đồng. Như vậy, có thể nói hoạt động kinh doanh ATM hiện nay đối với các ngân hàng là thua lỗ chứ khơng thể nói là lãi lớn được.

Tình trạng thu chi mất cân đối trong hoạt động kinh doanh thẻ nếu kéo dài thêm sẽ dẫn tới việc các ngân hàng khơng có động lực đầu tư mở rộng và duy trì

mạng lưới ATM cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, và vơ hình chung ảnh hưởng tới lợi ích của tồn xã hội, của ngân hàng và khách hàng.

Triển khai thực hiện Thông tư 35, đến ngày 1/3/2013 đã có 47 ngân hàng xây dựng biểu phí ATM và gửi về Ngân hàng Nhà nước. Trong đó có tới 35 ngân hàng chưa thu phí giao dịch nội mạng đối với khách hàng trong giai đoạn đầu, có 2 đơn vị quy định mức phí dưới mức quy định của NHNN (từ 200 - 500 đồng/giao dịch) và 10 đơn vị quy định mức phí sẽ thu là 1.000 đồng/giao dịch.

Về lâu dài, khi các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt phát triển kéo theo lượng rút tiền từ ATM giảm đi tương đối, các ngân hàng có thể cân đối lại doanh thu, chi phí để có mức thu phí rút tiền ATM phù hợp hoặc thậm chí là khơng thu.

Có thể thấy rằng, quy định thu phí giao dịch ATM nội mạng là phù hợp với khuôn khổ pháp luật hiện hành, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, bảo đảm hài hịa lợi ích của chủ thẻ và ngân hàng, tạo động lực cho các NHTM phát triển mạnh dịch vụ thẻ thanh tốn và trực tiếp góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngân hàng điện tử tại việt nam (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)