Cơ sở thiết lập và triển khai hoạt động ngân hàng điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngân hàng điện tử tại việt nam (Trang 54 - 58)

1.2.2 .Tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động ngân hàng điện tử

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN

2.2.1. Cơ sở thiết lập và triển khai hoạt động ngân hàng điện tử ở Việt Nam

Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang chuyển mình theo hướng tích cực tham gia vào các cam kết kinh tế quốc tế. Trải

4 Tính tốn của tác giả dựa trên báo cáo tổng kết năm của các ngân hàng và toàn hệ thống ngân hàng quy đổi từ tỉ lệ tăng trưởng tín dụng cả năm là 8.91% (http://www.sbv.gov.vn/).

qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước và do đó cũng đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức của yêu cầu hội nhập cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Với yêu cầu đó, việc thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động ngân hàng hiện đại tiên tiến đáp ứng được với những đòi hỏi hiện tại của nền kinh tế cũng như xu thế phát triển của đất nước là một tất yếu khách quan.

Kỳ họp Quốc Hội tháng 11/2005 đã thông qua Luật Giao dịch điện tử, tạo một hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong mọi lĩnh vực hoạt động trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Tiếp sau đó, nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 do Chính phủ ban hành quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng cũng là một văn bản tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và phát triển của hoạt động ngân hàng điện tử tại Việt Nam.

Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, được Quốc hội khố XI thơng qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2006 sau hai năm soạn thảo. Tốc độ ra đời của một bộ luật như vậy phần nào nói lên nhu cầu của thực tiễn. Luật giao dịch điện tử ra đời sẽ giúp giảm các hoạt động thủ công trong ngành ngân hàng và giảm lượng tiền mặt trên thị trường, vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch điện tử.

Về cơ bản, bộ Luật gồm 8 chương, 54 điều bao gồm hầu hết các yếu tố, bên liên quan đến 1 giao dịch điện tử như: Chữ ký điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan đến bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử cũng như quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Việc ra đời bộ Luật với nội dung về cơ bản giống như các điều của bộ Luật thương mại điện tử mẫu do UNICTRAL (The United Nations' Commission on International Trade Law) biên soạn - mà Luật giao dịch điện tử của một số nước như Úc và Singapo đã dựa trên đó - thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc

đẩy mạnh các giao dịch điện tử cũng như việc hội nhập với nền kinh tế tri thức khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, môi trường pháp lý thuận lợi chỉ tạo điều kiện tiền đề, còn nền tảng cơ bản để các giao dịch điện tử phát triển chính là cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin, truyền thông. Trong những năm gần đây, hạ tầng công nghệ thông tin ở nước ta từng bước được cải thiện và có thể nói có bước nhảy vọt về công nghệ đã đem lại thuận lợi to lớn cho việc triển khai hoạt động ngân hàng điện tử ở Việt Nam.

Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ 20, trong lúc nền kinh tế của Việt Nam cịn chậm phát triển, mạng viễn thơng rất lạc hậu, Việt Nam đã quyết định đi thẳng vào kỹ thuật số thông qua con đường mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngồi, tiếp thu cơng nghệ mới để phát triển và mở rộng mạng viễn thông, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực tương ứng. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được mạng viễn thơng rộng khắp có cơng nghệ hiện đại.

Theo thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế ITU trong giai đoạn 1998- 2003, tăng trưởng thuê bao điện thoại cố định của Việt Nam (20,3%) cao hơn nhiều so với mức trung bình của ASEAN (8,9%) và trong giai đoạn 2001-2003 tốc độ tăng trưởng mật độ người sử dụng Internet của Việt Nam (123,4%/năm) cao nhất trong khu vực ASEAN+3. Tính đến đầu tháng 9 năm 2004, tổng số thuê bao điện thoại (kể cả cố định và di động) hiện có trên mạng là 9.084.278 (Di động 42,27%, và cố định 57,73%) đạt mật độ 11,21 máy/100 dân; l.436.417 thuê bao Internet (trong đó có 20.000 thuê bao băng rộng ở 26 tỉnh, thành phố); Mật độ người sử dụng Internet là 6,55%; Dung lượng kênh Internet quốc tế đạt l.253 Mbit/s; Tỉ lệ số xã có điện thoại là 96,27%.

Theo báo cáo mới nhất về chỉ số phát triển công nghệ thông tin - truyền thông (ICT Development Index - IDI) được ITU công bố năm 2010 xếp hạng 159 quốc gia, vùng lãnh thổ theo mức độ phát triển của ICT của năm 2007 và năm 2008, Việt Nam tăng 7 bậc từ vị trí 93 năm 2007 lên vị trí 86 năm 2008. Việt Nam cũng được đánh giá là nước có sự phát triển vượt bậc của chỉ số truy nhập và sử dụng, điều đó phản ánh sự tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực điện thoại, băng thông Internet quốc tế và số gia đình có truy cập Internet.

2.2.2. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Hiệp định tín dụng Dự án Hiện đại hố Ngân hàng và Hệ thống Thanh tốn ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và WB số 2785 VN, ngày 16/01/1996 bao gồm 7 Tiểu dự án: 01 của Ngân hàng Nhà nước và 06 của các Ngân hàng thương mại. Trong đó Tiểu dự án thanh tốn điện tử liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và thực hiện là Tiểu dự án xương sống, quan trọng nhất trong toàn Dự án. Việc triển khai Tiểu dự án được bắt đầu vào cuối năm 1999 đến 6/3/2001 hồn thành thi cơng kỹ thuật. Từ 3/2001- 02/2002 hệ thống chạy thử nghiệm với số liệu giả định và từ 03/2002 đến hết 04/2002, hệ thống chạy thử nghiệm với số liệu thật. Từ ngày 02/05/2002, hệ thống thanh tốn liên ngân hàng chính thức được đưa vào vận hành.

Hệ thống thanh toán liên ngân hàng là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến online hiện đại nhất từ trước tới nay, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống gồm 3 cấu phần: Luồng thanh toán giá trị cao; Luồng thanh toán giá trị thấp và xử lý quyết toán vốn. Thanh toán giá trị cao theo quy định hiện hành là những khoản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên và những thanh toán khẩn. Luồng thanh toán giá trị thấp xử lý các món thanh tốn theo lơ có giá trị dưới 500 triệu đồng. Thời gian thực hiện một lệnh thanh tốn chỉ diễn ra khơng q 10 giây. Trong thiết kế kỹ thuật Hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã đáp ứng giải pháp mở, cho phép thực hiện xử lý tình trạng thiếu vốn trong thanh tốn thơng qua cơ chế thấu chi, cho vay qua đêm theo lãi suất quy định của ngân hàng Nhà nước.

Thông qua việc tập trung số dư tài khoản tiền gửi của các Chi nhánh về Hội sở của ngân hàng Nhà nước; Thanh toán trực tuyến (online) kết nối các Hội sở chính, các chi nhánh của ngân hàng thương mại với Trung tâm thanh tốn Quốc gia, tạo luồng thơng tin thơng suốt, bảo đảm sự chính xác, nhanh chóng, an tồn cho mọi khoản thanh toán.

Ngân hàng Nhà nước khuyến khích tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng với 2 hình thức: thành viên trực tiếp hoặc thành viên gián tiếp.

Đối với các thành viên trực tiếp, ngoài yêu cầu về trang bị kỹ thuật tin học, đơn vị phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch ngân hàng Nhà nước. Khi tham gia, đơn vị sẽ được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Quy trình xử lý nghiệp vụ và Quy trình kỹ thuật vận hành hệ thống.

Các đơn vị chưa hội đủ các điều kiện trên, có thể tham gia thanh tốn điện tử liên Ngân hàng thông qua một thành viên trực tiếp, nơi đơn vị mở tài khoản thanh toán.

Từ ngày 18/11/2008, hệ thống thanh toán liên ngân hàng giai đoạn 2 đã được vận hành chính thức thay thế giai đoạn 1 với dung lượng xử lý lên đến 2 triệu giao dịch/ngày và góp phần mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán, chu chuyển vốn của nền kinh tế. Đến nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã có sự tham gia của 443 đơn vị thuộc 83 ngân hàng thành viên; lượng giao dịch trung bình từ 35.000 – 45.000 món/ngày với khối lượng vốn luân chuyển khoảng 35.000 tỷ đồng/ngày (lượng giao dịch này vẫn đang tiếp tục gia tăng).

Hiện nay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng nhiều hệ thống thanh tốn cùng song song hoạt động, đó là:

- Hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng. - Hệ thống thanh toán song phương.

- Hệ thống bù trừ điện tử.

- Hệ thống chuyển tiền liên chi nhánh. - Hệ thống chuyển tiền quốc tế (S.W.I.F.T).

Với những hệ thống thanh toán này, các Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể đáp ứng được hầu hết những nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngân hàng điện tử tại việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)