1.2.2 .Tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động ngân hàng điện tử
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHĐT
2.3.1. Những kết quả đạt được
Đây là bước hội nhập quan trọng và nhanh chóng hoạt động của các NHTM Việt Nam với cộng đồng tài chính quốc tế và khu vực, trên cơ sở đó thúc đẩy quá tình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó hoạt động ngân hàng điện tử ở Việt Nam cho phép thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch quốc tế, thu hút kiều hối, .... đẩy nhanh quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế.
Trình độ cơng nghệ, trình độ quản trị điều hành của các NHTM Việt Nam được nâng lên một bước, trên cơ sở đó nâng cao uy tín trong nước cũng như quốc tế, thay đổi hình ảnh và thương hiệu của các NHTM Việt Nam..
Ngân hàng điện tử góp phần đổi mới tư duy, nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng cũng như nâng cao trình độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng của khách hàng, của các doanh nghiệp.
Ngân hàng điện tử thúc đẩy quá trình phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi trả lương, bán hàng hóa và dich vụ thu tiền qua thẻ ATM, thẻ tín dụng.... tiết kiệm chi phí, nâng cao doanh số bán hàng. Đặc biệt là phát
triển thanh tốn hóa đơn điện, nước, điện thoại, truyền hình, phí bảo hiểm, vé máy bay và các nhu cầu thanh tốn khác trong dân cư thơng qua việc cung ứng hàng loạt các dịch vụ như tài khoản tiền gửi thanh toán, chuyển tiền bằng UNC, séc, thẻ thanh toán, và các phương thức thanh toán hiện đại như thanh toán qua kênh ATM, POS, SMS, Internet...
Bảng 2.2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ của Vietcombank năm 2011 – 2012 [25]
Thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế nói chung, của các doanh nghiệp nói riêng. Các NHTM thu hút được một lượng vốn đáng kể, đặc biệt là số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng. Các NHTM phát triển các dịch vụ NH mới và hiện đại đa tiện ích như thanh toán online gửi tiền một nơi rút nhiều nơi, các kênh thanh toán qua ATM, Internet Banking, Home Banking, PC Banking, Mobile Banking…được xã hội đón nhận tích cực. Thực tế đó đã đánh dấu
Kết quả
Thực hiện so với năm
2011 So với kế hoạch
Doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt 1.185 tr USD tăng 22,0%; bằng 102% KH
Doanh số thanh toán thẻ nội địa đạt 1.681 tỷ VND tăng 95%; bằng 112% KH
Số lượng phát hành thẻ tín dụng đạt 91.671 thẻ tăng 16%, bằng 102% KH
Số lượng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế đạt 66.998 thẻ giảm 24%; bằng 134% KH
Số lượng phát hành thẻ nội địa Connect24 đạt 957.715 thẻ tăng 6%; bằng 137% KH
Số lượng thẻ Taxi đồng thương hiệu đạt 19.736 thẻ giảm 16%;
Doanh số sử dụng thẻ TD đạt 5.397 tỷ VND tăng 17%; bằng 100% KH
Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế đạt 1.218 tỷ VND tăng 7%; bằng 101% KH
Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa đạt 178.057 tỷ VND tăng 18%;
Số lượng ATM đặt thêm 135 máy
Số lượng ĐVCNT tăng thêm 5.529 đơn vị tăng 25%; bằng 123% KH
những bước phát triển mới của hoạt động NHĐT tại VN, tạo ra một diện mạo mới cho dịch vụ thanh toán của ngành ngân hàng Việt Nam.
Tạo điều kiện cho các NHTM đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng tiện ích cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, bán chéo sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, tăng cường hợp tác giữa các NHTM trong nước cũng như quan hệ ngân hàng đại lý.
Tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng khách hàng, tăng quy mô giao dịch nhưng không cần mở rộng mạng lưới và tăng số lượng nhân viên tương ứng.
Bảng 2.3. Dịch vụ NH điện tử của NHTMCP Đông Á tính đến tháng 12 năm 2011 [40]
Chỉ tiêu Internetbanking Giao dịch qua điện thoại
Số lượng khách hàng 275.730 người 171.226 người
Số lượng giao dịch 1.863.265 lượt 1.457.368 lượt
Doanh số/tháng 600 tỷ VNĐ 35 tỷ VNĐ
Tăng tốc độ giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch cho cả khách hàng và ngân hàng.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của các NHTM không ngừng tăng lên với các nguồn thu ngày càng đa dạng nhờ triển khai nhiều dịch vụ mới trong hoạt động ngân hàng điện tử. Điều này có thể thấy rõ trong bảng số liệu sau được khảo sát tại một chi nhánh của ACB trên địa bàn TP. Hồ chí Minh.
Bảng 2.4: Chi tiết doanh thu của chi nhánh ACB Lê Văn Sỹ
giai đoạn 2010 – 2012 (ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2010 2011 2012
Thu từ dịch vụ thanh toán 1.134 1.954 2.505
Thu phí dịch vụ thẻ ATM 2 4 6
Thu phí quản lý tài khoản - - 78
Thu phí dịch vụ BSMS 11 126 272
Thu từ lãi kinh doanh ngoại tệ 408 830 838
Thu từ lãi cho vay 57.409 115.079 135.076
Tổng cộng 59.100 118.315 139.153
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ACB - CN Lê Văn Sỹ năm 2010 - 2012 [16]
Với những tiện ích của mình, hoạt động ngân hàng điện tử đóng vai trị là một kênh bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các NHTM. Hiệu quả hoạt động ngân hàng điện tử còn thể hiện ở các chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh cũng như khả năng quản trị điều hành của các NHTM Việt Nam trong những năm qua.
Điều này thể hiện hiệu quả tích cực từ những hoạt động ngân hàng điện tử mang lại cho các NHTM. Huy động vốn tại nhiều NHTM và chi nhánh NHTM liên tục tăng trưởng, đồng thời hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng lên thể hiện qua sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua từng năm. Cùng với sự tăng trưởng đó, vị thế của các chi nhánh NHTM trên địa bàn cũng dần được khẳng định với thị phần không nhỏ trong hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn cũng ngày càng tăng. Doanh thu từ hoạt động của các chi nhánh NHTM từ đó cũng tăng lên đáng kể với mức thu dịch vụ rịng, chênh lệch thu chi và thu nhập bình qn đầu người khá cao.
Ngoài những hiệu quả trực tiếp cho chi nhánh, hoạt động ngân hàng điện tử tại các NHTM đã mang lại một bộ mặt mới cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Với sự liên kết trong thanh toán giữa các ngân hàng thơng qua hệ thống thanh tốn bù trừ điện tử, hệ thống thanh toán thẻ ATM, POS đã làm đa dạng hóa các nghiệp vụ của ngân hàng.
Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã góp phần làm thay đổi thói quen trong thanh tốn của một bộ phận dân cư trên cả nước. Từ thói quen sử
dụng tiền mặt trong mua bán hàng hóa thì giờ đây với mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ POS và máy ATM đã làm giảm đáng kể lượng tiền mặt lưu thông cũng như tiết kiệm thời gian trong thanh toán, giao dịch. Với việc sử dụng các dịch vụ mà hoạt động ngân hàng điện tử mang lại, khách hàng có thể thanh tốn hóa đơn trực tiếp tại nơi mua bán hàng hóa bằng thẻ ATM hay thanh toán bằng những hợp đồng thanh tốn hóa đơn tự động với ngân hàng. Ngoài ra khách hàng cịn có thể quản lý được tài khoản của mình bất cứ khi nào và ở đâu thông qua những dịch vụ quản lý tài khoản bằng tin nhắn thông qua dịch vụ SMS hay Directbanking và có thể giao dịch tại nhà thông qua dịch vụ Homebanking. Điều này cũng làm giảm thiểu đáng kể những chi phí và thời gian giao dịch của khách hàng và ngân hàng nếu đến giao dịch trực tiếp tại quầy.
2.3.2. Một số hạn chế
2.3.2.1. Về mạng lưới kênh phân phối
Các chi nhánh, điểm giao dịch của các NHTM (đặc biệt là các NHTM cổ phần) chủ yếu tập trung ở các trung tâm kinh tế - thương mại lớn, số lượng chi nhánh không nhiều. Do vậy, tại các tỉnh, địa phương không phải là trung tâm KT, dân cư khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ NH điện tử. Mặt khác, các điểm giao dịch cung cấp dịch vụ không đồng nhất, hạn chế cung cấp một số các dịch vụ ngân hàng hiện đại, qui mô cung cấp dịch vụ cũng bị hạn chế.
Kênh phân phối ngân hàng điện tử chưa thực sự đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch chủ yếu vẫn là "tập trung và tiếp xúc trực tiếp qua quầy". Các hình thức giao dịch từ xa dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin và điện tử chưa phổ biến. Mặc dù hiện nay các dịch vụ NHĐT (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ATM, Internet banking, Home/office banking, Phone banking,…) và kênh phân phối điện tử đang trên đà phát triển nhưng chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng cịn ít. Nhiều ngân hàng mới chỉ hoạt động ở mức độ thử nghiệm, để phục vụ tra cứu thơng tin, cịn những dịch vụ thật sự để hỗ trợ cho giao dịch thanh toán thương mại điện tử hoặc chuyển khoản tại website ngân hàng thì rất hạn chế, và việc thanh toán qua điện thoại di động vẫn chưa có ngân hàng nào triển khai.
2.3.2.2. Về sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử
Hệ thống các sản phẩm dịch vụ mang nặng tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại, chất lượng dịch vụ thấp đặc biệt tính tiện ích của một số dịch vụ chưa cao. Sức cạnh tranh yếu, chưa tạo dựng được thương hiệu riêng cho từng dịch vụ, chưa thực sự định hướng theo nhu cầu khách hàng. Khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng mới hiện đại của dân cư nói chung chưa nhiều, cơ bản vẫn là các nghiệp vụ truyền thống như: huy động vốn, cho vay, thanh toán. Các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại triển khai còn chậm, mới tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn. Dịch vụ NHĐT rất phát triển trên thế giới, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và ngân hàng nhưng việc triển khai ở nước ta còn rất hạn chế. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ uỷ thác... cũng chưa phát triển.
- Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử chưa ổn định, chưa thực sự đem lại niềm tin cho khách hàng, đặc biệt là dịch vụ thẻ tại các máy ATM.
- Quản lý rủi ro dịch vụ ngân hàng điện tử chưa tốt. Tại một số NHTM, nhân viên ngân hàng còn lợi dụng ăn cắp tiền của ngân hàng, của khách hàng.
- Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử chưa đồng đều tại các NHTM. Một số NHTM cổ phần việc ứng dụng ngân hàng điện tử cịn nhiều hạn chế.
- Cơng nghệ ngân hàng điện tử còn lạc hậu, chưa theo kịp với trình độ của khu vực và quốc tế.
- Hiệu quả hoạt động ngân hàng điện tử mang lại chưa tương xứng với kết quả đầu tư. Hay nói cách khác, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hoạt động ngân hàng điện tử của các NHTM, có thể thấy được những hạn chế nhất định của hoạt động này qua mức đóng góp vào kết quả kinh doanh của mỗi NHTM. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ SMS của nhiều chi nhánh NHTM chỉ chiếm khoảng 2% so với tổng doanh thu của chi nhánh trong khi doanh thu từ lãi cho vay chiếm hơn 95% tổng nguồn doanh thu. Thêm vào đó, số lượng khách hàng sử dụng những dịch vụ ngân hàng điện tử đặc biệt là dịch vụ Home banking và POS cũng rất hạn chế.
Điều này cho thấy hoạt động ngân hàng điện tử ở nhiều NHTM, nhiều chi nhánh NHTM vẫn chưa mang lại hiệu quả tương xứng với những tiện ích và thế mạnh của hoạt động này so với những hoạt động của ngân hàng truyền thống.
2.3.3. Nguyên nhân