Sự phát triển quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngân hàng điện tử tại việt nam (Trang 48 - 51)

1.2.2 .Tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động ngân hàng điện tử

2.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

2.1.1. Sự phát triển quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

Hoạt động của hệ thống ngân hàng trong mấy năm gần đây có sự chuyển mình rất lớn sau khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Tự do hóa tài chính là điều kiện bắt buộc khi trở thành thành viên của WTO. Điều này sẽ làm thay đổi xu hướng cạnh tranh cũng như phân phối lại thị phần hoạt động của các ngân hàng. Để làm rõ sự vận động của các ngân hàng, đề tài này sẽ phân tích xu hướng dịch chuyển giữa các khối ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động vốn và tín dụng của 3 khối ngân hàng trong bối cảnh môi trường, cơ sở pháp lý và nền kinh tế có nhiều sự thay đổi từ năm 2008 trở lại đây.

Do đặc thù sở hữu, các ngân hàng hoạt động tại Việt nam được phân chia thành 3 nhóm. Nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) hoặc Nhà nước là cổ đơng chi phối có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với nền tảng khách hàng là các tổng công ty và tập đồn kinh tế nhà nước. Nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) phát triển dựa trên nền tảng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu. Nhóm ngân hàng ngồi hoạt động chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Trước đây các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam bị giới hạn về loại hình dịch vụ cung cấp, do đó mức độ cạnh tranh chỉ diễn ra trên một số mảng hoạt động. Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép các ngân hàng nước ngoài được chuyển đổi mơ hình và chức năng hoạt động tại Việt Nam, 5 ngân hàng ANZ, HSBC, Standard Chattered,

Shinhan Việt Nam và Ngân hàng Hong Lehong1 hoạt động đầy đủ chức năng như một ngân hàng thương mại trong nước.

Để dần đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn theo thông lệ Basel II, NHNN đã yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 70 tỉ đồng lên 3000 tỉ đồng, và hạn chót cuối cùng để bổ sung vốn điều lệ là hết năm 2011. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng cũng được mở rộng tương ứng bởi vì vốn điều lệ là thành phần chính của vốn chủ sở hữu2. Biểu đồ 13 chỉ ra rằng vốn chủ sở hữu của NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh từ năm 2008 đến 2011 là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đã kéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng lên. Các Ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngồi (NHNNg) có mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu chậm hơn là do khơng có phần thặng dư vốn cổ phần. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của 2 nhóm ngân hàng, NHTMCP và NHNNg, giảm nhẹ năm 2012 so với năm 2011; trong khi vốn chủ sở hữu của các NHTMNN vẫn tăng. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của 2 nhóm ngân hàng này trong năm 2012 là do nợ xấu phát sinh tăng, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của năm 2011 sẽ được kết chuyển cho mục đích trích lập dự phịng rủi ro để giảm tỉ lệ nợ xấu xuống mức an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn.

Biểu 2.1: Diễn biến vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng [26]

1

http://www.sbv.gov.vn/ 2

Vốn chủ sở hữu của một ngân hàng gồm vốn của TCTD (vốn điều lệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thặng dư vốn cổ

phần, cổ phiếu quỹ, vốn khác); quỹ của TCTD; quỹ khen thưởng phúc lợi; chênh lệch tỉ giá; chênh lệch đánh giá lại tài sản và lợi nhuận chưa phân phối.

Biểu đồ 2 mô tả diễn biến tổng tài sản của 3 khối ngân hàng trong giai đoạn 2008- 2012; xu hướng của nó sẽ tương đồng với xu hướng dịch chuyển của vốn chủ sở hữu. Tổng tài sản của khối NHTMNN tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, trong khi khối NHTMCP sụt giảm tổng tài sản đến cuối năm 2012. Tổng tài sản của khối NHNNg cũng theo xu hướng của NHTMCP, giảm nhẹ đến cuối năm 2012.

Biểu 2.2: Diễn biến tổng tài sản của các nhóm ngân hàng [26]

Tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh trong giai đoạn 2008- 20110 là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng, thặng dư cổ phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ các NHTMNN hoặc phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP. Nguyên nhân quan trọng hơn cả giải thích sự tăng trưởng nhanh tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Quy mô tổng tài sản của các NHNNg tăng trưởng chậm một phần do quy mô mạng lưới phát triển chậm so với NHTMNN và NHTMCP, một phần là do người gửi tiết kiệm chưa tiếp cận với nhóm ngân hàng này mặc dù họ có rất nhiều chương trình marketing, khuyến mại để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngân hàng điện tử tại việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)