5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Thu hút lực lượng lao động nữ tham gia vào sản xuất nông nghiệp
Nhắc tới nông nghiệp nhiều người thường hay nghĩ đến sự nghèo đói, khô khan và lạc hậu. Vì thế, lao động trong ngành nông nghiệp nói chung và lao động nữ tại địa phương rói riêng có xu thế dịch chuyển sang nhiều ngành nghề khác để có cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cả về tinh thần lẫn vật chất. Để lực lượng lao động nữ tại địa phương nhất là lực lượng lao động nữ trẻ tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp địa phương cần:
- Bố trí và sử dụng hợp lý nguồn lao động nữ. Không nên nghĩ rằng, chỉ học ngành nông nghiệp mới ra làm nông nghiệp, rất nhiều ngành khác như quản trị kinh doanh, tin học, luật sư, kế toán, khoa học công nghệ… đều có thể tham gia làm nông nghiệp; quan trọng là làm nông nghiệp như thế nào? Lấy khoa học công nghệ thay sức người hay vẫn giữ nếp sản xuất xưa kia? Câu trả lời chắc chắn là muốn phát triển nông nghiệp mạnh phải phát triển
dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ trong quản lý và sản xuất.
- Thay đổi tập quán canh tác, phương thức sản xuất cho lao động nữ tại địa phương hướng cho họ kỹ năng, kinh nghiệm, cách làm việc mới để họ trở thành “người nông dân hiện đại” sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, năng suất lao động cao hơn hẳn so với các mô hình nông nghiệp truyền thống trước đây.
- Đối với lực lượng lao động nữ trẻ: Địa phương cần làm tốt công tác tư tưởng, làm cho cả hệ thống chính trị ở cơ sở nhận thức được ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng của việc thu hút lực lượng lao động nữ trẻ về công tác tại địa phương là để đóng góp, cống hiến, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đồng thời tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi, môi trường làm việc tốt để lao động nữ mạnh dạn phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong nông nghiệp. Có chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, động viên, khích lệ kịp thời những đóng góp của họ.
Tuy nhiên, đây là việc không dễ làm được ngay mà cần phải có thời gian và sự định hướng đúng đắn.
4.2.2. Nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề giới và bình đẳng giới đối với lao động nữ.
Thứ nhất, trước mắt cũng như lâu dài vấn đề nâng cao các kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động nữ là yếu tố then chốt cần được ưu tiên bởi vấn đề này được xem là một yếu tố chính hạn chế các cơ hội kinh tế của người phụ nữ. Vấn đề này nếu được chú trọng sẽ giúp nâng cao vị thế của lao động nữ để có thể từng bước cạnh tranh bình đẳng với nam giới.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa khuôn khổ pháp lý nói chung (cả xây dựng chính sách, thực hiện chính sách) đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, chống phân biệt đối xử với phụ nữ… Sự phân biệt đối xử tồn tại đương nhiên vì phụ
nữ phần lớn đang làm những công việc có tay nghề thấp và cho thu nhập thấp, điều đó hạn chế các cơ hội, trong đó các cơ hội đào tạo, chỉ định vào những vị trí có quyền ra quyết định đối với những phụ nữ có năng lực là không nhiều.
Thứ ba, thúc đẩy giáo dục, cơ hội tiếp cận giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tự giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò, ví trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội góp phần giảm bất bình đẳng giới trong nhận thức xã hội quyết vấn đề này vì nó có tác động tới số lượng người rất lớn - đại đa số dân cư.
Thứ tư: Tăng cường đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về giới và bình đẳng giới không chỉ cho phụ nữ mà cả nam giới, đặc biệt là cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của địa phương, nhằm tạo sự thay đổi nhận thức từ gốc về vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày nay, đảm bảo các điều kiện để lao động nữ có cơ hội và điều kiện thuận lợi thực hiện quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực là hết sức cần thiết giai đoạn hiện nay, nó có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Tại cấp cộng đồng, truyền thông về bình đẳng giới cần được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh, băng zon, khẩu hiệu và bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú khác như: tổ chức hội thi, bài dự thi, giao lưu văn hóa, văn nghệ … tại thôn xóm. Nội dung, hình thức tuyên truyền phải phù hợp, kịp thời, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của lao động nữ và có sự đồng thuận và nhất trí cao của các cấp ủy Đảng, HĐND, chính quyền các cấp, Đoàn TNCSHCM, đoàn thể trong xã.