Lao động nữ trong việc tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 78 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.9. Lao động nữ trong việc tiếp cận thông tin

Trình độ học vấn của lao động nữ hiện nay còn nhiều hạn chế nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dẫn đến khả năng tiếp cận thông tin còn kém. Do phụ nữ còn phải chăm lo cho gia đình và tham gia chủ yếu vào các hoạt động sản xuất của hộ nên họ có rất ít thời gian nhàn rỗi dành cho thư giãn và nghỉ ngơi để có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin mang lại những kiến thức về kỹ thuật trong sản xuất cũng như nâng cao trình độ hiểu biết. Trên địa bàn xã Đồng Bẩm hiện nay lao động nữ trong nông nghiệp thường tiếp nhận thông tin sản xuất từ các kênh sau đây:

Bảng 3.14. Tiếp cận thông tin sản xuất của lao động nữ nông nghiệp tại các hộ điều tra

THÔNG TIN SẢN XUẤT Tỷ lê ̣ phần trăm (%)

Đối tượng cung cấp thông tin

Từ chồng 1,3

Hội nông dân 1,8

Hội phụ nữ 0,9

Họ hàng 2,7

Chợ 8,0

Cán bộ kỹ thuật khuyến nông 10,7

Cửa hàng vật tư nông nghiệp 39,1

Đài, TV, sách báo 18,1

Kinh nghiệm từ bản thân 18,0

MỨC ĐỘ TIẾP XÚC VỚI CÁN BỘ KN

Mức độ

Chưa bao giờ 39,6

Thỉnh thoảng 37,8

Thường xuyên 22,7

Qua bảng số liệu cho thể thấy lao động nữ nông nghiệp tại địa phương tiếp cận thông tin sản xuất thông qua người chồng, hội nông dân, hội phụ nữ, họ hàng, chợ, cán bộ kỹ thuật khuyến nông, cửa hàng vật tư nông nghiệp, đài, tivi, sách báo hay tích luỹ kinh nghiệm của chính bản thân.

Trong các nguồn thông tin thì việc tiếp cận thông tin từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 39,1% vì thông thường mua các vật tư nông nghiệp chủ yếu là lao động nữ, nên họ có điều kiện tiếp cận nhiều thông qua sự trao đổi trực tiếp và đón nhận từ sự hướng dẫn của người bán hàng cùng với sự chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm; nguồn thông tin thứ 2 là kinh nghiệm tư bản thân chiếm tỷ lệ 18,0% đây cũng là một nguồn thông tin quan trọng đối với lao động nữ, bởi nó xuất phát từ chủ yếu kinh nghiệm thực tế và được đúc rút trong suốt quá trình dài lao động sản xuất; có 18,1% lao động nữ trong nông nghiệp cho rằng họ có được thông tin thông qua đài, tivi và sách báo, sự ghi nhận này đúng với thực tế vì họ rất ít khi tham gia nghe đài hay xem sách báo hoạt động này thường chỉ có ở các lao động trẻ. Ngoài các kênh thông tin trên, thông qua các lần đi chợ, thông qua họ hàng, thông qua người chồng, cũng đã giúp cho chị em phụ nữ có rất nhiều thông tin hữu ích cho các quyết định trồng trọt và chăn nuôi.

Một thực tế cho thấy rằng mặc dù lao động nữ nông nghiệp tham gia sinh hoạt rất nhiều vào các tổ chức hội nông dân, hội phụ nữ nhưng việc tiếp cận thông tin thông qua các tổ chức này lại được đánh giá rất thấp chỉ chiếm từ 0,9 - 13% điều này cho thấy hoạt động của các tổ chức này chưa thực sự hiệu quả, cần phải thay đổi giúp lao động nữ tiếp thu nhiều kiến thức, nhiều phương pháp và kỹ thuật sản xuất mới, họ có điều kiện học hỏi lẫn nhau, tham gia các hoạt động khuyến nông trực tiếp tại địa phương khi tham gia tổ chức hội, nhằm nâng cao kiến thức trong lao động sản xuất nông nghiệp.

Về mức độ tiếp xúc với các nguồn thông tin: có thể thấy có tới 39,6% lao động nữ được điều tra cho rằng họ không bao giờ tiếp xúc với cán bộ

khuyến nông; 37,8% thì thỉnh thoảng tiếp xúc và chỉ có 22,7% số lao động đánh giá là được tiếp xúc thường xuyên, như vậy mức độ tiếp xúc với cán bộ khuyến nông, được cán bộ xuống chuyển giao kỹ thuật sản xuất trực tiếp là rất thấp, nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ khuyến nông quá ít so với số lượng các hộ tham gia sản xuất nông nghiệp địa phương chỉ có 1 cán bộ khuyến nông nên không thể nào có thể tiếp xúc và truyền đạt thông tin đến tất cả các hộ, việc cung cấp thông tin chủ yếu mỗi năm từ 5 đến 6 buổi tập huấn, hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống mới vào sản xuất nông nghiệp còn chưa được nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp tại xã đồng bẩm, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)