5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số, lao động là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Năm 2016 toàn xã Đồng Bẩm có 1.666 hộ, với tổng số 7.150 nhân khẩu; Số người trong độ tuổi lao động: 4.648 người. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 1.641 người, chiếm 35,3 %; Dịch vụ - thương mại 2.014 người, chiếm 43,35%; Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 993 người, chiếm 21,35%. Nhìn chung tổng thể dân số của xã có xu hướng tăng dần, nhưng không gia tăng một cách đột biến gây ra các vấn đề nóng về dân số. Cơ cấu hộ và cơ cấu lao động đều có xu hướng chuyển dần từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nó hoàn toàn phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu của xã. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng dân số, đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục, cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… đang là những thách thức lớn cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của xã. Sau đây là bảng thể hiện tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2014 - 2016:
Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động của xã Đồng Bẩm năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ I. Tổng số nhân khẩu (người) 6.986 100 7.072 100 7.150 100 101,23 101,10 101,17 - Nữ 3.697 52,92 3.751 53,04 3.647 51,01 101,46 97,23 99,34 - Nam 3.289 47,08 3.321 46,96 3.503 48,99 100,97 105,48 103,23 II. Tổng số lao động (người) 4.415 100 4.576 100 4.648 100 103,65 101,57 102,61
Chia theo giới
- Nữ 2.277 51,57 2.326 50,83 2.370 50,99 102,15 101,89 102,02 - Nam 2.138 48,43 2.250 49,17 2.278 49,01 105,24 101,24 103,24 Chia theo ngành - Nông nghiệp 1.638 37,10 1.643 35,90 1.641 35,31 100,31 99,88 100,09 - Tiểu thủ công nghiệp 959 21,72 1.006 21,98 993 21,36 104,90 98,71 101,80 - Thương mại, dịch vụ 1.818 41,18 1.927 42,11 2.014 43,33 106,00 104,51 105,26
(Nguồn: Số liệu Chi cục thống kê, phòng LĐ TBXH, xã Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên)
Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy cơ cấu dân số nam và nữ của xã từ năm 2014 đến năm 2016 tương đối cân bằng, không có sự chênh lệch quá
47,08%, dân số nữ là 3.697 người chiếm tỷ lệ 52,92% thì đến năm 2016 dân số nam là 3.503 người chiếm tỷ lệ 48,99%, dân số nữ là 3.647 người chiếm tỷ lệ 51,01% thể hiện sự cân đối về dân số của xã, tình trạng mất cân bằng về giới tính không cao lắm. Tốc độ tăng dân số năm sau tăng hơn năm trước cũng không biến động mạnh năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 86 người bằng 1,23%, năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 78 người bằng 1,1%. Xã Đồng Bẩm có dân số phân bố không đồng đều qua các xóm dân số tăng qua các năm cũng có thể thấy lực lượng lao động cũng sẽ tăng lên thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.
Hiện nay, lao động trong độ tuổi của xã có 4.648 người chiếm gần 65,01% dân số, trong đó lao động nữ là 2.370 người chiếm tỷ lệ gần 50,99%, tổng số lao động nam là 2.278 người chiếm tỷ lệ 49,01%, tỷ lệ này cho thấy lao động giữa nam và nữ không có sự chênh lệch quá lớn.
Đồng Bẩm là xã có nguồn nhân lực dồi dào, chịu khó, nhiệt tình. Tuy nhiên với tỷ lệ lao động đã được qua đào tạo là 38% vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của xã Đồng Bẩm * Về sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt:
Mặc dù có những khó khăn như diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, điều kiện thời tiết ngày càng khó khăn, nhưng trong năm qua ngành sản xuất trồng trọt của xã cũng đạt được một số thành công như: Sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 1.310 tấn tăng 371,9 tấn so với năm 2013 đạt 938,1 tấn.
Bên cạnh thành công của cây lương thực có hạt thì sản lượng các loại cây trồng khác như: rau màu năm 2016 đạt 1.950 tấn tăng 387 tấn so với năm 2013 là 1.563 tấn, cây ăn quả và cây công nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Đồng Bẩm. Trong năm 2016 tổng đàn trâu của xã là 100 con, giảm 25 con so với năm 2013. Đàn bò là 98 con, giảm 20 con so với năm 2013. Đàn lợn tăng đạt 4.570 con, gia cầm đạt 26.700 con. Nguyên nhân giảm chủ yếu của đàn trâu, bò là do những năm gần đây nhu cầu sức kéo bằng trâu, bò để phục vụ nông nghiệp giảm mạnh, đồng thời có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm trâu, bò bị chết rét.
* Phát triển công nghiệp - dịch vụ - xây dựng:
Trong những năm gần đây việc phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có bước phát triển tích cực, tạo điều kiện cơ bản cho tăng trưởng kinh tế của xã trong thời gian tới. Hiện nay trên địa bàn xã có một số doanh nghiệp lớn như: Công ty Lâm Sản Thái Nguyên, công ty cổ phần bê tông Việt Cường, công ty chế biến tinh bột sắn Sơn Lâm,… toàn xã có 2 HTX dịch vụ, gần 80 hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp nên năm 2016 tổng giá trị sản xuất của ngành đạt 184 tỷ đồng. Giá trị từ dịch vụ năm 2016 là: 142 tỷ đồng chiếm 66,67% tỷ trọng; Giá trị từ sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2016 đạt 42 tỷ chiếm 19,72 % tỷ trọng.
* Cơ cấu kinh tế của xã Đồng Bẩm năm 2013- 2016
Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của xã, ta đi nghiên cứu cơ cấu kinh tế của xã giai đoạn 2013-2016 và được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trường và cơ cấu kinh tế xã Đồng Bẩm giai đoạn 2013 - 2016 Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)
Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp
- Xây dựng Dịch vụ Giá trị (Tỷ.đ) % Giá trị (Tỷ.đ) % Giá trị (Tỷ.đ) % Giá trị (Tỷ.đ) % 2013 12,98 141,8 100 18 12,7 19,8 14,0 104 73,3 2014 13,52 165,4 100 24,2 14,6 23,2 14,0 118 71,3 2015 13,10 188,1 100 29,0 15,4 24,1 12,8 135 71,8 2016 13,50 213,0 100 29,0 13,6 42,0 19,7 142 66,7
Số liệu thống kê cho thấy:
- Trong những năm gần đây kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã trong năm từ năm 2013 đến năm 2016 từ 12,98% tăng lên 13,50% (tăng 0,52%). Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với một xã nhỏ còn nhiều khó khăn như Đồng Bẩm. Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về thu nhập và đời sống của người dân cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 42 triệu đồng/người/năm, bằng 1,2 lần so với bình quân đầu người của tỉnh Thái Nguyên năm 2016 là 35 triệu đồng/người/năm [2]. Sản lượng cây lương thực có hạt năm 2013 là 938,1 tấn, đến năm 2016 đạt 1.310 tấn.
- Cơ cấu kinh tế của xã giai đoạn 2013-2016 có biến động, hay nói cách khác là kinh tế xã đang có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu kinh tế đạt 12,7% (năm 2013) và đến năm 2016 là 13,6%, giá trị của ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ lệ ngày càng tăng 14,0% năm 2013 tăng lên đạt 19,7% năm 2016, giá trị ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế năm 2016 có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2015 (từ 71,8% năm 2015 xuống còn 66,7% năm 2016). Nói chung cơ cấu kinh tế của xã Đồng Bẩm đã có sự chuyển biến tích cực. Chính điều này đã tác động đến sự phát triển sản xuất, đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo của xã. Trong những năm tới xã vẫn cần có cần có kế hoạch, giải pháp thích hợp, hiệu quả hơn nữa nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, tăng thu nhập cho người dân.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng - Giáo dục - văn hóa - y tế
* Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng - xã hội là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển KT - XH của xã. Chính vì vậy, trong những năm qua xã Đồng Bẩm đã chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ trên toàn xã nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH. Trên địa bàn xã Đồng
Bẩm có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua. Có nhiều đường liên xóm, liên xã đảm bảo đi lại thuận lợi. Chất lượng các tuyến khá tốt. Một số tuyến giao thông được nâng cấp theo hướng bê tông hóa bằng nhiều nguồn vốn trong đó nguồn vốn từ việc kiên cố hóa giao thông nông thôn là chính, tuy nhiên còn một vài tuyến chưa được bê tông hóa (chiếm tỷ lệ nhỏ) gây khó khăn cho đi lại, vận chuyển hàng hóa trong mùa mưa. Đến nay, 100% xóm có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch là 100%, mạng lưới viễn thông được đầu tư và mở rộng, trạm thu phát sóng phủ sóng trên khắp địa bàn đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. 86,19% kênh mương tưới được kiên cố hoá; các công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư nâng cấp cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất canh tác và phòng chống lụt bão... Công tác quốc phòng - an ninh có những chuyển biến quan trọng theo hướng tích cực, cơ bản được giữ vững ổn định.
* Giáo dục - đào tạo: Trình độ dân trí là một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ phát triển và chất lượng sống của một địa phương vì vậy vấn đề giáo dục cần phải được quan tâm và đầu tư nhằm nâng cao dân trí cho người dân. Công tác giáo dục - đào tạo trong những năm qua có nhiều chuyển biến rõ rệt cả về chất lượng và số lượng, duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ. Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hóa và tăng cường cơ sở vật chất ngày càng được đáp ứng. Việc đổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp, ngành có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia: 3/3 trường, tỷ lệ đạt 100%. Hàng năm trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 100%; 100% số trẻ nhóm tuổi 11 tốt nghiệp tiểu học; 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6; Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt 99,5%. Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cả 2 hệ đạt 99%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông hay bổ túc, học nghề đạt 89,8%.
* Văn hóa: Trong những năm qua các cấp, các ngành đã không ngừng quan tâm chăm lo nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, tiếp tục đưa các hoạt động thông tin tuyên truyền về tận thôn, xóm nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, yêu quê hương, bài trừ những phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa, xóm văn hóa. Trong công tác thông tin tuyên truyền luôn sử dụng lồng ghép hình ảnh, băng zôn, khẩu hiệu dễ hiểu, dễ tiếp thu, đồng thời đã tăng cường các biện pháp giáo dục ý thức công dân cho mỗi người nhằm không ngừng tăng nhanh các gia đình, xóm đạt chuẩn văn hóa, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa hiện có, đầu tư xây dựng mới các thiết chế văn hóa. Hiện nay 10/10 xóm đã có nhà văn hóa và thư viện là nơi sinh hoạt, giao lưu của cộng đồng dân cư trong xóm; tỷ lệ xóm đạt chuẩn văn hóa là 90%; tỷ lệ đạt chuẩn gia đình văn hóa là 92%.
* Y tế: Trong lĩnh vực y tế xã đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa. Hiện nay trên địa bàn xã có 1 trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2006. Với tổng diện tích 861m2 có vườn cây thuốc, đã được đầu tư xây dựng kiên cố, máy móc trang thiết bị được đầu tư nâng cấp hiện đại và khá đầy đủ, đảm bảo phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được tăng cường; các chương trình y tế Quốc gia và chương trình y tế tại địa phương phát huy được hiệu quả; sát phòng chống dịch được chỉ đạo thực hiện kịp thời đã góp phần tích cực ngăn chặn xảy ra các dịch bệnh; công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được quan tâm hơn. Chất lượng khám, chữa bệnh tại trung tâm y tế xã được tăng cường, phục vụ khá tốt cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà
nước, quỹ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng như người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi, cựu chiến binh, thân nhân người có công, quân đội, công an, người hưởng lương hưu, trợ cấp
mất sức lao động, trợ cấp bảo hiểm xã hội và các đối tượng tự đóng toàn bộ phí bảo hiểm y tế hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần như lao động trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao đạt 95%. Điều này chứng tỏ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ được nhân dân đặc biệt quan tâm và ngày càng nâng cao.