5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Thực trạng việc làm của lao động nữ
3.2.4.1. Tình hình sử dụng thời gian của lao động nữ
Bình quân một lao động nữ tại địa phương sử dụng 236 ngày công một năm cho sản xuất nông nghiệp, trong đó 150 ngày công cho trồng trọt chiếm 63,55% và 86 ngày công cho chăn nuôi chiếm 36,60% vì trồng trọt vẫn là chủ đạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương. Trong trồng trọt thì lúa là ngành chính chiếm 80,4% số ngày công, nuôi lợn là ngành chính trong chăn nuôi chiếm 68,37% số ngày công.
Bảng 3.6. Thời gian lao động nữ nông nghiệp trực tiếp trong năm (bình quân 1 lao động) Chỉ tiêu Số lượng (ngày công) Cơ cấu (%)
Thời gian lao động trực tiếp cho nông nghiệp 236
1.Thời gian lao động trực tiếp cho trồng trọt 150 100
- Lúa xuân 60 40,00
- Rau màu xuân 16 10,67
- Lúa mùa 60,6 40,40
- Rau màu đông 13,4 8,93
2. Thời gian lao động trực tiếp cho chăn nuôi 86 100
- Lợn 58,8 68,37
- Trâu, bò 8,2 9,53
- Gia cầm 17,7 20,58
- Chăn nuôi khác 1,3 1,51
(Nguồn số liệu: Tính toán từ báo cáo điều tra thực trạng lao động và việc làm hàng năm của Hội phụ nữ xã Đồng Bẩm, năm 2016)
Do lao động trong sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên thời gian lao động của lao động nữ trong lĩnh vực này cũng phân bổ không đều trong năm, lúc thời vụ khẩn trương họ phải làm rất vất vả có lúc lên đến gần 14 giờ/ngày nhưng ngược lại lúc nông nhàn thì lao động nữ lại thiếu việc làm họ thường phải đi làm thuê hoặc rất vất vả trong việc tìm kiếm những công việc khác để tăng thêm nhu thập cho gia đình.
Thời gian lao động cũng có sự khác biệt rõ rệt đối với các nhóm tuổi khác nhau: thường nhóm tuổi từ 15-19 là nhóm tuổi có thời gian lao động thấp nhất vì phần lớn nhóm tuổi này vẫn đang còn đi học, chưa lập gia đình, vẫn phải phụ thuộc vào gia đình, và chưa tìm được việc làm, họ thường đi làm thuê những công việc chỉ mang tính chất thời vụ. Thời gian lao động chiếm tỷ lệ cao nhất là ở nhóm tuổi 25-29 và nhóm tuổi 30 - 34 tuổi vì ở những nhóm tuổi này họ thường đã ổn định về gia đình, có công việc ổn định và có một phần kinh nghiệm trong công việc, cũng là lứa tuổi còn trẻ nên có sức khỏe có thể lao động với cường độ cao và thời gian lâu hơn so với các nhóm tuổi
khác. Nhóm tuổi từ 55 - 59 tuổi và nhóm tuổi từ 60 trở lên dù vẫn tích cực tham gia lao động nhưng ở hai nhóm tuổi này khả năng lao động đã giảm, họ không làm những công việc nặng đòi hỏi nhiều sức lao động như các nhóm tuổi trên mà chỉ làm những công việc vừa phải hoặc những công việc phụ phù hợp với sức lao động, họ là những người có rất nhiều kinh nghiệm nên hiệu quả lao động của họ mang lại vẫn rất cao.
3.2.4.2. Tình hình sử dụng lao động nữ trong nông nghiệp xã Đồng Bẩm
Việc làm cho người lao động là yếu tố quyết định đời sống của mỗi người trong độ tuổi lao động, là điều kiện tồn tại của con người trong xã hội. Tình trạng thiếu việc làm là nguyên nhân gây ra đói nghèo, mất ổn định xã hội, làm cho kinh tế địa phương chậm phát triển vì vậy giải quyết tốt việc làm cho lao động nông trên địa bàn xã hiện nay là vấn đề mang tính chiến lược, là đòi hỏi vừa lâu dài, vừa cấp thiết đối với sự phát triển bền vững. Tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm ở khu vực nông thôn tại xã Đồng Bẩm là 4.551 người chiếm 97,92% còn lại tỷ lệ lao động không có việc làm chiếm 2,08%. Lao động nữ trong độ tuổi có việc làm là 2.235 người chiếm 94,3%, tỷ lệ không có việc làm 5,7%.
Trong những năm gần đây tỷ lệ lao động nữ có việc làm trong nông nghiệp trên địa bàn xã ngày càng giảm đạt 89,96%, tỷ lệ lao động nữ không có việc làm chiếm tới 10,04%. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa nhiều dự án triển khai trên địa bàn như dự án Picenza, dự án Khu nhà ở Đồng Bẩm, dự án Hud… làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, bên canh đó như đã phân tích ở trên trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của lao động nữ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định yếu tố việc làm của họ. Trình độ văn hóa của lao động nữ tại địa phương tập trung chủ yếu ở hai cấp: tiểu học là 28,35%; trung học cơ sở là 36,89%, số lượng lao động nữ có trình độ văn hóa cấp 3 không nhiều chỉ đạt 9,98%. Có tới 62% lao động nữ phổ thông chưa qua đào tạo.
Bảng 3.7. Tổng hợp về lao động có việc làm trong nông thôn chia theo nhóm tuổi xã Đồng Bẩm năm 2016
ĐVT: %
Chia theo độ tuổi Nam Nữ
Tuổi từ 15 - 19 13,33 12,85 Tuổi từ 20 - 24 13,70 13,72 Tuổi từ 25 - 29 13,35 12,59 Tuổi từ 30 - 34 15,10 14,68 Tuổi từ 35 - 39 13,80 14,01 Tuổi từ 40 - 44 14,56 13,42 Tuổi từ 45 - 49 7,46 7,98 Tuổi từ 50 - 54 3,80 3,67 Tuổi từ 55 - 59 2,78 3,26 Tuổi từ 60 trở lên 2,12 1,02
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của xã từ cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông dân nông thôn trên địa bàn toàn thành phố Thái Nguyên, năm 2016)
Qua bảng số liệu có thể thấy trong sản xuất nông nghiệp tỷ lệ lao động nữ và lao động nam có việc làm tập trung cao nhất ở nhóm tuổi từ 30 - 34 trong đó nam là 15,10% và nữ là 14,68% , tiếp theo là nhóm tuổi 35 - 39 tuổi và 40 - 44 tuổi, từ 60 tuổi trở lên tỷ lệ này rất thấp chỉ chiếm 2,12% đối với lao động nam và 1,02% đối với lao động nữ.
Nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề giải quyết việc làm trong những năm qua xã cũng đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm trong nông nghiệp như:
- Diện tích đất nông nghiệp đã bị giảm đáng kể vì vậy xã đã tăng cường đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
- Chú trọng hơn công tác dạy nghề, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động nông nghiệp nhất là lực lượng lao động trẻ.
giao kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn nông dân những kiến thức quản lý cơ bản để nông dân có khả năng sử dụng đồng vốn hiệu quả.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là giao thông nông thôn.